PDA

View Full Version : Giúp em tính kết cấu chịu lực cái này với ạ



Tuấn
05-07-2015, 05:23:21 PM
Xưa giờ em chế đồ toàn ướm ướm, bi chừ có cái này hơi khoai, em nhờ cả nhà bác nào có kinh nghiệm hay biết dùng phần mềm nào tính được kết cấu chịu lực thì tính giúp em xem cái của này em định chế liệu nó có đủ khỏe không ạ.

Em định chế cái cục kiểu thế này ạ :

9270

Đại khái là phần thân bên dưới thì to thoải mái, có cái phần thòi lên cao 500mm thì chịu lực ép vào đầu theo chiều mũi tên đo đỏ là khoảng 7 tấn ạ.

Em ngồi ướm ướm thì định làm thế này :

9271

Đại khái là cái tấm đế dùng tôn dày 40 ly, bản rộng phủ bì là 400 :

9272

Hai cái vách 2 bên em hàn vào cho nó chịu lực định dùng tôn 30mm, thành cao 150-200mm. Có mấy cái gân chắc cũng tôn 30-40 gì đó vát vát hàn vào cho nó chịu lực cùng chút ạ.

Hai thành ngoài của tấm đáy bản rộng 400 cần một khoảng 40-50mm trống để kẹp một số thứ linh tinh nên em không làm gân 2 bên ngoài được.

Cả nhà xem giúp em cái này có độ an toàn khi ép 7 tấn vào phía đầu không ạ ? liệu làm mỏng hơn chút nào được không ạ ?

Em cám ơn :)

thuhanoi
05-07-2015, 05:42:24 PM
Bác Tuấn ơi - quan trọng nhất để biết có chịu được hay không là phải biết được tính chất (thông số...) của cái vật liệu chế tạo chứ

Tuấn
05-07-2015, 05:56:58 PM
Hì em quên mất. Vật liệu là sắt 3~4cm chiều dày rồi em hàn thôi ạ. Sắt thường được là dễ cho em nhất ạ. Mấy cái thép chịu lực mua lẻ khó lắm ạ.

thuhanoi
06-07-2015, 07:54:31 PM
Sao chẳng có cha nào vào giúp cụ Tuấn xì păm mờ nhỉ, tội nghiệp cụ quá đi, thôi thì em giúp, mà nói thật trình em còn thua xa thằng học trò của cụ, điện đóm thì em có biết sơ qua chứ món này thì em chỉ biết vẽ cho cụ ra chỗ mấy cái xe nâng 5T đo cái càng xúc của nó rồi cụ về nhân lên 5 lần tiết diện của hắn là cụ yên tâm. he he bí quá em giúp cụ được vậy thôi luôn tiện kéo thớt cụ lên để mấy bậc anh tài TS gì gì đó giúp cụ mới bằng cái ruột hử. :D

Ga con
06-07-2015, 08:13:12 PM
Cụ cần tính bền hay giới hạn chuyển vị?
Nhìn thì không thấy cái gì truyền lực vào điểm này. Nếu có thì chưa rõ nó truyền vào 1 điểm hay truyền trên 1 diện tích
Nếu tính bền thì OK, còn lại cụ giới hạn chuyển vị thì phải vẽ chính xác mô phỏng thử.
Tính tạm: vị trí tập trưng ứng suất của cụ tại vị trí chuyển tiếp, cánh tay đòn = 3 lần, ứng suất đàn hồi thép ~70kg/mm2 => mặt cắt ngang = 2*3*2 *7.000/70 = ~ 1.200mm2 (hệ số anh toàn = 2, công thức = hệ số an toàn * cánh tay đòn * 1/2 tiết diện (giả sử trục xoay nằm giữa tiết diện)/ứng suất đàn hồi). Cụ làm sao tiết diện cắt ngang không nhỏ hơn 1200mm thì chắc chắn an toàn. Có thể lấy hệ số an toàn thấp hơn để tiết kiệm.

Thanks.

thuhanoi
06-07-2015, 08:22:02 PM
Cụ cần tính bền hay giới hạn chuyển vị?
Nhìn thì không thấy cái gì truyền lực vào điểm này. Nếu có thì chưa rõ nó truyền vào 1 điểm hay truyền trên 1 diện tích
Nếu tính bền thì OK, còn lại cụ giới hạn chuyển vị thì phải vẽ chính xác mô phỏng thử.
Tính tạm: vị trí tập trưng ứng suất của cụ tại vị trí chuyển tiếp, cánh tay đòn = 3 lần, ứng suất đàn hồi thép ~70kg/mm2 => mặt cắt ngang = 2*3*2 *7.000/70 = ~ 1.200mm2 (hệ số anh toàn = 2, công thức = hệ số an toàn * cánh tay đòn * 1/2 tiết diện (giả sử trục xoay nằm giữa tiết diện)/ứng suất đàn hồi). Cụ làm sao tiết diện cắt ngang không nhỏ hơn 1200mm thì chắc chắn an toàn. Có thể lấy hệ số an toàn thấp hơn để tiết kiệm.

Thanks.


Sao nhỏ rứa cụ Ga, thế tấm tôn dày 3 ly rộng 400mm là chịu được 7 tấn :p

Ga con
06-07-2015, 08:48:38 PM
Sao nhỏ rứa cụ Ga, thế tấm tôn dày 3 ly rộng 400mm là chịu được 7 tấn :p

Em tính nhầm chỗ cánh tay đòn, phải gấp đôi. Do đó kết quả này là chưa có hê số an toàn thôi.
E đang tính cho thép Xây dưng đó, thép Cxx còn thấp hơn.
Công thức của bác đúng khi lưc kéo, còn uốn thì tuỳ kết cấu tiết diên nữa.
Thanks

Ga con
06-07-2015, 09:05:22 PM
Cụ cần tính bền hay giới hạn chuyển vị?
Nhìn thì không thấy cái gì truyền lực vào điểm này. Nếu có thì chưa rõ nó truyền vào 1 điểm hay truyền trên 1 diện tích
Nếu tính bền thì OK, còn lại cụ giới hạn chuyển vị thì phải vẽ chính xác mô phỏng thử.

Tính tạm: vị trí tập trưng ứng suất của cụ tại vị trí chuyển tiếp, cánh tay đòn = chiều dài /(1/2) bề rộng = 500/(150/2) = ~6,6 lần.Ứng suất đàn hồi thép ~25kg/mm2 => mặt cắt ngang = 2*6,6*2 *7.000/25 = ~ 7.400mm2 (hệ số anh toàn = 2, công thức = hệ số an toàn * cánh tay đòn * 1/2 bề rộng (giả sử trục xoay nằm giữa tiết diện)/ứng suất đàn hồi). Cụ làm sao tiết diện cắt ngang không nhỏ hơn 7.400mm2 thì chắc chắn an toàn. Có thể lấy hệ số an toàn thấp hơn để tiết kiệm.

Thanks.

Em sửa một chút do nhầm công thức + suất bền (em đang lấy là thép C chứ không phải sắt :D)

Thanks.

thuhanoi
06-07-2015, 09:15:02 PM
Bác cố tính giùm cụ Tuấn , bớ cụ Tuấn mau đem bia đen bia đỏ ra khao cụ Gà nào, em ké với vài vại. :D

tcm
06-07-2015, 09:22:20 PM
có thể tính đơn giản và gần đúng như thế này:
Vì phần thân dưới của bác to thoải mái nên tính toán bền uốn cho bác tại vị trí tiếp giáp. Tại đây mômen uốn (uốn thuần tuý) M=7.000Kgx50cm=35.000 kg.cm. Ứng suất uốn cho phép của thép c35 bác cứ lấy trung bình khoảng 60 kg/cm2 Cái dầm này của bác có moment kháng uốn khoảng 500 cm3 (toàn bộ tôn dầy 30mm) Vậy ứng suất uốn tại điểm tiếp giáp =35.000/500=70kg/cm2.
Vậy theo em với lực như vậy thì kết cấu của bác hơi đuối. Bác tăng chiều cao của 2 cánh 2 bên lên 180 hoặc dùng thép c45 thì ok.

Tuấn
06-07-2015, 09:25:19 PM
Cụ cần tính bền hay giới hạn chuyển vị?
Nhìn thì không thấy cái gì truyền lực vào điểm này. Nếu có thì chưa rõ nó truyền vào 1 điểm hay truyền trên 1 diện tích
Nếu tính bền thì OK, còn lại cụ giới hạn chuyển vị thì phải vẽ chính xác mô phỏng thử.
Tính tạm: vị trí tập trưng ứng suất của cụ tại vị trí chuyển tiếp, cánh tay đòn = 3 lần, ứng suất đàn hồi thép ~70kg/mm2 => mặt cắt ngang = 2*3*2 *7.000/70 = ~ 1.200mm2 (hệ số anh toàn = 2, công thức = hệ số an toàn * cánh tay đòn * 1/2 tiết diện (giả sử trục xoay nằm giữa tiết diện)/ứng suất đàn hồi). Cụ làm sao tiết diện cắt ngang không nhỏ hơn 1200mm thì chắc chắn an toàn. Có thể lấy hệ số an toàn thấp hơn để tiết kiệm.

Thanks.

Dạ nó hoạt động tựa tựa cái lô để cán sắt bác ạ.

đại khái thế này ạ :

9370

Cái bánh xe màu xanh nước biển sẽ quay, và nó cán lên mấy cái que sắt cho que nó bẹt ra bác ạ.

Cái trục đỏ đỏ là em bắt cái bánh xe lên rồi bên dưới bắt mô tơ hộp số gì gì đấy. Quay cực chậm ạ.

cái tím tím là em vẽ 2 cái vòng bi.

Cái vàng vàng là gối đỡ, trong ấy có vòng bi và giữ cho cái trục nó quay ạ.

Cái tấm đế dày 4cm em để thò lên 500 vì nó sẽ bị xê dịch trong khoảng 500 đó. Max là nó thò ra 500, min là nó thụt vào bằng luôn cái bệ bên dưới.

Khi thò đến vị trí cần em khóa nó lại bằng vài cái ngàm gì gì đấy ạ. Vì thế em để cạnh của tấm 40 ly có đoạn gờ rộng 50mm để bắt ngàm kẹp nó lại.

Mặt sau tấm 40, chỗ tiếp xúc với cái mặt đế em lót mấy dải đồng thau dày 5mm, rộng khoảng 50 để tấm 40mm nó tỳ vào.

Cái tấm dày 40 nó sẽ bị khóa chặt khi bánh xe quay ạ. Tấm đấy em định làm dài 1,2m. Toàn bộ mô tơ, hộp số em bắt hết lên cái tấm đấy.

Hai hàng gân hai bên em định làm dày 30-40 gì đó, cao 150-200 vì bánh xe em định làm đường kính 200. Khi bánh xe cán sắt thì mấy cái gân tăng cứng nó không quệt vào sắt cần cán là được ạ.

Các cụ bấm độn giúp em một quẻ xem kết cấu như vậy có chịu được không ạ ? Lực đè của bánh xe lên tấm sắt cần cán là max 7 tấn thôi ạ.

Em cám ơn :)

À tiện thể nói đến cái vòng bi, trước em dùng bạc đồng nó tèo sạch ạ. Buổi chiều a lô túm áo một cụ nhờ vả tư vấn, cụ ấy bảo dùng vòng bi kim. Vòng bi kim em có biết òi. Hồi trước cần làm khớp chuyển hướng cho cái ba lăng xích 5 tấn. Cái khớp hình loằng ngoằng cho xích chạy qua để chuyển hướng em tìm mãi chả thấy đâu bán, bèn chế lấy một cái, dùng que hàn tig inox phi 2,4 cắt một mớ ra làm bi kim, chế luôn cả ổ trượt :) chạy đếm giờ vẫn chưa hỏng ạ, em sợ em thật hé hé hé :)

Tuấn
06-07-2015, 09:27:57 PM
có thể tính đơn giản và gần đúng như thế này:
Vì phần thân dưới của bác to thoải mái nên tính toán bền uốn cho bác tại vị trí tiếp giáp. Tại đây mômen uốn (uốn thuần tuý) M=7.000Kgx50cm=35.000 kg.cm. Ứng suất uốn cho phép của thép c35 bác cứ lấy trung bình khoảng 60 kg/cm2 Cái dầm này của bác có moment kháng uốn khoảng 500 cm3 (toàn bộ tôn dầy 30mm) Vậy ứng suất uốn tại điểm tiếp giáp =35.000/500=70kg/cm2.
Vậy theo em với lực như vậy thì kết cấu của bác hơi đuối. Bác tăng chiều cao của 2 cánh 2 bên lên 180 hoặc dùng thép c45 thì ok.

Em cám ơn bác nhiều nhiều lém. Chiều nay bí quá em đã định chế thử rồi vác cuộn tôn 7 tấn buộc dây treo tòng teng xem nó có chịu được không. Thanks bác rất nhiều ạ

thuhanoi
06-07-2015, 09:33:48 PM
Vòng bi bác dùng vòng bi tang trống nó nhíp nhíp được đó :D

Ga con
06-07-2015, 10:16:14 PM
có thể tính đơn giản và gần đúng như thế này:
Vì phần thân dưới của bác to thoải mái nên tính toán bền uốn cho bác tại vị trí tiếp giáp. Tại đây mômen uốn (uốn thuần tuý) M=7.000Kgx50cm=35.000 kg.cm. Ứng suất uốn cho phép của thép c35 bác cứ lấy trung bình khoảng 60 kg/cm2 Cái dầm này của bác có moment kháng uốn khoảng 500 cm3 (toàn bộ tôn dầy 30mm) Vậy ứng suất uốn tại điểm tiếp giáp =35.000/500=70kg/cm2.
Vậy theo em với lực như vậy thì kết cấu của bác hơi đuối. Bác tăng chiều cao của 2 cánh 2 bên lên 180 hoặc dùng thép c45 thì ok.

Hi bác,
Em có thắc mắc băn khoăn một chút:
- moment kháng uốn tính bằng công thức hoặc tra bảng như nào ạ. Em lăn tăn vì cái này có thể xem như thép U nhưng em tra không ra.

- Ứng suất uốn cho phép lại không phải là hằng số theo vật liệu. Vậy cơ sở nào để lấy 60kg/cm2 (em nghi ngờ đơn vị 1 chút vì em thấy ứng suất uốn của mấy cây cầu dầm thép toàn cả hơn 10.000 đến vài chục kN/cm2).

- Kiểm tra sơ bộ: xưởng em có 1 cái palang hồi trước dùng U 120 (giờ thay bằng I 120), dày có chừng 8mm, lưng mỏng ~5mm, chiều dài 2m chịu được khoảng 500kg. Khi đưa ra console ~500mm em đã thử 400kg không sao. Như vậy theo cảm quan (chiếu theo tỷ lệ) + tính toán sơ bộ của em thì thấy nhân tỷ lệ lên cục sắt của bác Tuấn chịu tải 7MT vô tư. Chuyển vị thì em phải mô phỏng mới biết nhưng theo em là khoảng tính bằng um hoặc 0.0x mm thôi

Thank bác.

Ga con
06-07-2015, 10:21:13 PM
Dạ nó hoạt động tựa tựa cái lô để cán sắt bác ạ.

đại khái thế này ạ :

9370

Cái bánh xe màu xanh nước biển sẽ quay, và nó cán lên mấy cái que sắt cho que nó bẹt ra bác ạ.

Cái trục đỏ đỏ là em bắt cái bánh xe lên rồi bên dưới bắt mô tơ hộp số gì gì đấy. Quay cực chậm ạ.

cái tím tím là em vẽ 2 cái vòng bi.

Cái vàng vàng là gối đỡ, trong ấy có vòng bi và giữ cho cái trục nó quay ạ.

Cái tấm đế dày 4cm em để thò lên 500 vì nó sẽ bị xê dịch trong khoảng 500 đó. Max là nó thò ra 500, min là nó thụt vào bằng luôn cái bệ bên dưới.

Khi thò đến vị trí cần em khóa nó lại bằng vài cái ngàm gì gì đấy ạ. Vì thế em để cạnh của tấm 40 ly có đoạn gờ rộng 50mm để bắt ngàm kẹp nó lại.

Mặt sau tấm 40, chỗ tiếp xúc với cái mặt đế em lót mấy dải đồng thau dày 5mm, rộng khoảng 50 để tấm 40mm nó tỳ vào.

Cái tấm dày 40 nó sẽ bị khóa chặt khi bánh xe quay ạ. Tấm đấy em định làm dài 1,2m. Toàn bộ mô tơ, hộp số em bắt hết lên cái tấm đấy.

Hai hàng gân hai bên em định làm dày 30-40 gì đó, cao 150-200 vì bánh xe em định làm đường kính 200. Khi bánh xe cán sắt thì mấy cái gân tăng cứng nó không quệt vào sắt cần cán là được ạ.

Các cụ bấm độn giúp em một quẻ xem kết cấu như vậy có chịu được không ạ ? Lực đè của bánh xe lên tấm sắt cần cán là max 7 tấn thôi ạ.

Em cám ơn :)

À tiện thể nói đến cái vòng bi, trước em dùng bạc đồng nó tèo sạch ạ. Buổi chiều a lô túm áo một cụ nhờ vả tư vấn, cụ ấy bảo dùng vòng bi kim. Vòng bi kim em có biết òi. Hồi trước cần làm khớp chuyển hướng cho cái ba lăng xích 5 tấn. Cái khớp hình loằng ngoằng cho xích chạy qua để chuyển hướng em tìm mãi chả thấy đâu bán, bèn chế lấy một cái, dùng que hàn tig inox phi 2,4 cắt một mớ ra làm bi kim, chế luôn cả ổ trượt :) chạy đếm giờ vẫn chưa hỏng ạ, em sợ em thật hé hé hé :)

Ngày xưa em có theo ông anh đi xem ráp bạc đạn cho lô cán thép, bi đũa 4 dãy mỗi bên có lỗ phi tầm 500mm, độ dôi của trục chắc ~ 0.5mm. Họ đem cái nồi mỡ bò ra, cho bạc vào luộc, một hồi nó nở ra mới dùng kích thủy lực ép vào. Có ông bảo em nung lòng bạc đạn bằng cảm ứng từ nhưng ở VM không tìm ra cái nung nào cho bạc cỡ này nên phải luộc.

Trục cán thép bác không làm bằng thép cứng, lắp thường cán được vài bữa nó lỏng bạc đạn ngay.

Thanks.

tcm
06-07-2015, 11:46:18 PM
Hi bác,
Em có thắc mắc băn khoăn một chút:
- moment kháng uốn tính bằng công thức hoặc tra bảng như nào ạ. Em lăn tăn vì cái này có thể xem như thép U nhưng em tra không ra.

- Ứng suất uốn cho phép lại không phải là hằng số theo vật liệu. Vậy cơ sở nào để lấy 60kg/cm2 (em nghi ngờ đơn vị 1 chút vì em thấy ứng suất uốn của mấy cây cầu dầm thép toàn cả hơn 10.000 đến vài chục kN/cm2).

- Kiểm tra sơ bộ: xưởng em có 1 cái palang hồi trước dùng U 120 (giờ thay bằng I 120), dày có chừng 8mm, lưng mỏng ~5mm, chiều dài 2m chịu được khoảng 500kg. Khi đưa ra console ~500mm em đã thử 400kg không sao. Như vậy theo cảm quan (chiếu theo tỷ lệ) + tính toán sơ bộ của em thì thấy nhân tỷ lệ lên cục sắt của bác Tuấn chịu tải 7MT vô tư. Chuyển vị thì em phải mô phỏng mới biết nhưng theo em là khoảng tính bằng um hoặc 0.0x mm thôi

Thank bác.
Xin lỗi các bác nhé, em nhầm đơn vị 1 chút.Ứng suất uốn cho phép thì phụ thuộc vào vật liệu, phương pháp nhiệt luyện.... Em lấy ứng suất uốn cho phép là 60MPa chuyển ra Kg/cm2 cho rễ hiểu nó phải bằng 600Kg/cm2. Vậy thì kết cấu của bác tuấn là thừa bền rất nhiều. Moment kháng uốn của dầm này em tính gần đúng thôi, tính chính xác thì nó lằng nhằng lắm.

Ga con
07-07-2015, 08:34:52 AM
Kaka, tại em không rành mấy thông số về moment + ứng suất uốn nên em quy về kéo nén để tính tạm thôi:cool:.

Thực tế như bác Tuấn thì điểm đặt lực có thay đổi, em chưa rõ lực cán 7MT hay lực chia cho mỗi bạc là 7MT (total 14kg).

Thanks.

Tuấn
07-07-2015, 06:08:32 PM
Kaka, tại em không rành mấy thông số về moment + ứng suất uốn nên em quy về kéo nén để tính tạm thôi:cool:.

Thực tế như bác Tuấn thì điểm đặt lực có thay đổi, em chưa rõ lực cán 7MT hay lực chia cho mỗi bạc là 7MT (total 14kg).

Thanks.

lực cán max 7 tần bác ạ. Nhưng vì 2 cái bạc nằm 1 bên của cái bánh xe cán nên chủ yếu lực tác động lên cái bạc đầu gần bánh xe thôi ạ.

Em đã làm 2 cái kiểu khác nhau cho cái món này rồi ạ, bi chừ 1 con đã ra đi vì em chế cho tôn 3ly, lúc bí tôn 10 ly em cũng cho lên cán luôn, nát bét cả bánh xe hé hé... hỏng tuốt luốt hết nên em định chế lại, cải tiến chút cho nó hợp lý hơn ạ.

Một loại em dùng 2 bạc đồng hai bên thì không sao cả, còn loại 2 bạc đồng ở cùng một bên thì chắc là do bọn em tiện trục lỏng quá hay sao ấy, chạy được mấy năm nó toét hết. Lại là con máy đầu tay em chế thử cái món này nên tạm bợ cực kỳ. Thôi em bỏ đi làm con khác cho nó ... pờ rồ :)

Bác Gà con bày em cách luộc bạc đạn đi. Luộc lên rồi ép vào trục hả bác ? thế còn ca ngoài của bi thì làm thế nào bác ơi ? chỉ tiện để lắp vừa thôi hả bác ? bày em đi, hôm nào em vào Sì gòn em mời bác bia đen .. hé hé hé :)

Bác Tcm và bác Gà con có thể chia sẻ cách tính lực chịu uốn tương đối hay gần gần đúng cho em và các bác nào cũng chưa học qua được thì tốt quá ạ. Trước giờ em toàn làm mò, áng áng rồi... vẽ vẽ ... nhòm nhòm rồi làm thui ợ.

À lại nói đến chịu lực. Em có cái cây H 400, em hàn gân chi chít, cứ 30cm em làm cái gân, rồi hai tấm 10ly em hàn mặt ngoài nữa. Dài 5m. Em lắp cái xy lanh đường kính khoảng 60 gì đó vào giữa. Có cái bơm thủy lực pitton, nó có 3 cái xy lanh, sợ chạy nhanh quá em tháo béng 2 cái ra cho nó chạy chậm chậm thôi. Van giảm áp vặn nhỏ nhất, con ốc ra gần tuột mà ép một phát nó cong veo cây H :) Hú vía :)

Em cũng định hôm nào rảnh rảnh chế một cái máy thúc chỏm cầu tự động xoay phôi cho nó pờ rồ mà nghĩ đến cái khung em oải quá.

lyakhuong
07-07-2015, 08:35:50 PM
Bác hữ dùng phần mềm Sap (bên xây dựng) để tính xem sao. Phần mềm Sap là chuyên tính lực uống với moment đó. Em hơi ngốc em góp ý sai thì bỏ qua cho em nhé.

Ga con
07-07-2015, 10:43:12 PM
Bác Gà con bày em cách luộc bạc đạn đi. Luộc lên rồi ép vào trục hả bác ? thế còn ca ngoài của bi thì làm thế nào bác ơi ? chỉ tiện để lắp vừa thôi hả bác ? bày em đi, hôm nào em vào Sì gòn em mời bác bia đen .. hé hé hé :)



Họ cho vào nồi luộc cả con luôn bác :p, cả vòng trong vòng ngoài đều nở, mà vòng ngoài còn nở nhiều hơn. Khi nguội co laị nó ôm chặt vào trục. SKF chính hãng làm chứ không phải tay mơ đâu ạ.

Khi lắp các trục chịu tải nặng phải lắp theo tiêu chuẩn lắp chặt, tải càng nặng độ dôi càng lớn (đường kính trục lớn hơn đường kính lỗ, thông thường lắp bạc đạn là lắp trung gian nghĩa là độ dôi có thể âm có thể dương) để tạo ứng suất ban đầu chống lại cái biến dạng do ngoại lực (nôm na cho bác dễ hiểu là nếu 1 cái xi lanh bịt 1 đầu bình thường bác đè lực 1N nó đã di chuyển, nhưng nếu bơm vào nó 1 áp một vài bar thì lực 1N chưa làm nó di chuyển nổi).

Hồi trước em cũng mấy lần đi lắp/thay bạc đạn cho mấy cái pu ly cẩu, cũng là lắp chặt, như cái này thiết kế sai bị hỏng, bạc đạn phi 5.5" (~120mm), đũa nó bằng ngón tay cái em http://i1069.photobucket.com/albums/u462/phuchnd/OS1.jpg (http://s1069.photobucket.com/user/phuchnd/media/OS1.jpg.html).
http://i1069.photobucket.com/albums/u462/phuchnd/OS2.jpg (http://s1069.photobucket.com/user/phuchnd/media/OS2.jpg.html)
Cỡ trục đến 200mm thì có cái máy nung induction heater (như nàyhttp://www.pranamengineering.com/bearing_heating.html), xỏ qua nung lát là lắp được. Nhưng lớn hơn thì không có thiết bị.

@ lyakhuong: các soft cad đa số đều mô phỏng chuyển vị, biến dạng, phân tích lực... rất tốt. E xài Inventor hồi trước cũng làm hoài. Có điều vài năm nay nó chuyển đổi giao diện + chức năng nhiều quá nên mò không ra, lười nên cũng chưa mò, hức.

Thanks.