PDA

View Full Version : Cùng nhau thảo luận : Bí kíp " Ngũ Âm Chân Kinh " dành cho cao thủ làm máy.



Mechanic
27-11-2015, 07:37:49 AM
KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG
Với các thành viên đã hoàn thiện bản thiết kế hoặc đã mua đồ sẳn thì nên không đọc bất cứ dòng nào tiếp theo TOPIC này. Nên đọc sau khi đã hoàn thành xong dự án đó. Vì nguy cơ : Có thể đọc xong sẽ bán tháo đồ hoặc đốt bản thiết kế hoặc là không làm nữa:D

-----------------------

Với cái đam mê như những thành viên khác, sau một thời gian dài tìm hiểu. Muốn thử sức mình để làm ra một con máy "tạm ổn". Càng theo dõi và tìm hiểu các thông tin của những thành viên đã có thời gian dài chinh chiến, thì lại càng thấy mình thiếu nhiều kiến thức cơ bản cho việc ra đời một con máy hoàn thiện.

Dành cho những thành viên mới ( như mình ) : Có khi nào, các anh khó khăn trong việc trả lời những câu hỏi :

- Tôi nên chọn Ray 15 , 20 , 25 ... 35, Giữa các mã SHS, SR, HSR .... thì nên chọn mã nào và tại sao ? Các số liệu phù hợp ?
- Nên chọn Bearing hay Roller ? Nếu không có Roller thì phải làm sao để đạt độ vững cần thiết ?
- Vistme nên chọn đường kính bao nhiêu, bước bao nhiêu ?
- Servo hoặc Step ? Torque bao nhiêu ?
- Cơ cấu và thiết kế khung máy như thế nào cho chịu lực tốt ?
- ....

Nâng cao hơn chút:

- Khoảng cách giữa các ray với nhau là bao nhiêu, con trượt là bao nhiêu là hợp lý ?
- Bố trí tỷ lệ giữa các trục với nhau như thế nào ?.
- Độ rung kết cấu theo tính toán là bao nhiêu là phù hợp ?
- ...

Có thể, những câu hỏi trên đây đối với một số anh em lâu năm là đơn giản vì kinh nghiệm đã có hoặc theo cảm tính. Nhưng để những câu hỏi trên đây được trả lời một cách có khoa học và công thức chính xác thì lại một điều không dể.

Do may mắn mình có được một số tài liệu và sau một thời gian dài nghiền ngẫm, thì mình thấy bộ tài liệu ( tạm dịch ) : NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN : CHẾ TẠO MÁY CÔNG CỤ - Principles of Rapid Machine Design (http://bit.ly/1lN7g1p) của các nhà nghiên cứu đại học MASSACHUSETTS INSTITUTE OF TECHNOLOGY (một trường đại học công nghệ danh giá nhất nhì Hoa Kỳ ). Đây là bộ tài liệu RẤT CHI TIẾT, TỪ NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO ĐỂ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI CÓ THÔNG SỐ RÕ RÀNG, CHÍNH XÁC. . CŨNG NHƯ THỂ HIỆN VÌ SAO CÁC HÃNG MÁY CÔNG NGHIỆP LẠI CÓ NHỮNG THIẾT KẾ NHƯ VẬY.


-----------------------
http://i126.photobucket.com/albums/p90/pucca146/Mechanic/Screen%20Shot%202015-11-27%20at%207.40.06%20AM_zpsfxqbyhky.png
-----------------------

Mình xin chia sẽ với mọi người TẠI ĐÂY, (http://bit.ly/1lN7g1p) nhằm mục đích giúp các thành viên có một lượng kiến thức cơ bản cần thiết để có thể thiết kế một con máy phù hợp, đạt số mốt yêu cầu nhất định. Cũng như, đây là nơi có thể cùng nhau phân tích vấn đề khó hiểu của bộ tài liệu này.

VỚI MONG MUỐN nơi đây, topic này là nơi mọi người có thể cùng chia sẽ , học hỏi hoặc đóng góp các kiến thức của mình. Các thành viên gặp khó khăn trong việc hiểu những vấn đề trong tài liệu có thể post lên để mọi người cùng giúp đỡ, tạo nên một cộng động đoàn kết và phát triển. Nên có những comment mang tính chất xây dựng hơn là đã kích, chê bai hoặc thể hiện cái "TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM "

Chân thành cảm ơn.

Mechanic

CKD
27-11-2015, 09:11:49 AM
Tài liệu này thì không dám chê dở.. chỉ có cái:
- Mức kiến thức khá cao.. dân chuyên ngành về cơ - kết cấu may ra hiểu được phần nào. Hiểu được phần nào vì nhà ta học kiểu lượn xem hoa.. nên vào chuyên sâu vẫn có nhiều vấn đề khó hiểu.
- Anh em nghiệp dư, ngoài ngành sẽ không thể nào hình dung nỗi mấy cái kiểu như moment chống uốn, hệ số đàn hồi v.v... nó có tác dụng gì đối với hệ kết cấu.

Vậy nên nếu để mổ ra cùng trao đổi và bàn luận thì chắc chẵng được mấy người tham gia.

Tuy nhiên học không bao giờ là thừa, do đó bạn nào có hứng thú đọc mà không hiểu nội dung (chứ không phải không hiểu tiếng anh nhé) thì mạnh dạng đưa lên đây. Trong khuôn khổ CKD sẽ cố gắng giải thích những gì CKD có thể hiểu ;).

Vì dù có thể hiểu hết và tính toán được như đề tài nghiên cứu của tác giả Eberhard Bamberg hay không là điều khó có thể. Thì việc đọc qua tài liệu vẫn mang lại nhiều kiến thức & kinh nghiệm. Không chỉ ứng dụng trong chế tạo máy mà cả cho việc xây nhà cửa, đóng tủ bàn ghế đều áp dụng được.

http://mech.utah.edu/
http://www.mech.utah.edu/~bamberg/research/PrinciplesOfRapidMachineDesign/Principles%20of%20Rapid%20Machine%20Design.pdf

Mechanic
27-11-2015, 09:18:11 AM
Tài liệu này thì không dám chê dở.. chỉ có cái:
- Mức kiến thức khá cao.. dân chuyên ngành về cơ - kết cấu may ra hiểu được phần nào. Hiểu được phần nào vì nhà ta học kiểu lượn xem hoa.. nên vào chuyên sâu vẫn có nhiều vấn đề khó hiểu.
- Anh em nghiệp dư, ngoài ngành sẽ không thể nào hình dung nỗi mấy cái kiểu như moment chống uốn, hệ số đàn hồi v.v... nó có tác dụng gì đối với hệ kết cấu.

Vậy nên nếu để mổ ra cùng trao đổi và bàn luận thì chắc chẵng được mấy người tham gia.

Tuy nhiên học không bao giờ là thừa, do đó bạn nào có hứng thú đọc mà không hiểu nội dung (chứ không phải không hiểu tiếng anh nhé) thì mạnh dạng đưa lên đây. Trong khuôn khổ CKD sẽ cố gắng giải thích những gì CKD có thể hiểu ;).

Vì dù có thể hiểu hết và tính toán được như đề tài nghiên cứu của tác giả Eberhard Bamberg hay không là điều khó có thể. Thì việc đọc qua tài liệu vẫn mang lại nhiều kiến thức & kinh nghiệm. Không chỉ ứng dụng trong chế tạo máy mà cả cho việc xây nhà cửa, đóng tủ bàn ghế đều áp dụng được.

http://mech.utah.edu/
http://www.mech.utah.edu/~bamberg/research/PrinciplesOfRapidMachineDesign/Principles%20of%20Rapid%20Machine%20Design.pdf

Nhìn chung ở đây tập hợp từ cơ bản đến nâng cao, tuỳ thuộc vào mức độ nhu cầu làm máy của anh em tới đâu mà áp dụng vào. Nhưng cũng có một số điều khá cơ bản cho anh em trong việc quyết định chọn ray , vistme hoặc Servo cho phù hợp. Tất nhiên nhỏ quá sẽ yếu, lớn quá sẽ tốn chi phí. Giống như mua xe tải chở nguyên đàn châu chấu vậy hehe.

Gamo
27-11-2015, 09:37:18 AM
Cái này hơi bị hay à nha. Có cái vụ concrete filling thích hợp cho con Epoxy của cụ Nhật Sơn kìa :x :x :x

nhatson
27-11-2015, 09:44:47 AM
Cái này hơi bị hay à nha. Có cái vụ concrete filling thích hợp cho con Epoxy của cụ Nhật Sơn kìa :x :x :x

lý thuyết là lý thuyết cụ gà
thường là theo lý thuyết làm 1 cái mẫu, may mắn qua cầu, nhưng thường sẽ có vấn đề, sau đó lại dùng kinh nghiệm và lý thuyết để khắc phục vấn đề
mềnh ko có business, con mẫu đó sẽ tính chi phí vào chỗ nào được ợ căng, mấy cái mạch điện của em với cụ là tép so với làm mẫu thân máy

trở lại với khung máy, thường thì em thấy người ta có mục tiêu cắt gọt > công suất spindle > công suất trục + lực cắt + độ cứng vững cần thiết của khung máy

tkế xong, quan trọng là cần có trang tbị để kiểm chứng rằng mất bao công sức tkế tính toán , cải tiến này nó có hiệu quả ko,ko thì phải tìm nguyên nhân do đâu khâu này căng > em nghĩ cần có tài liệu pp để kiểm chứng hiệu quả tkế


cuốn sách này có đề cập kiểm định, mờ coi thôi, ko có tbị :(
https://books.google.com.vn/books?id=ClbLBQAAQBAJ&pg=PA57&dq=cnc+machine+design&hl=en&sa=X&redir_esc=y#v=onepage&q=cnc%20machine%20design&f=false
b.r

hung1706
27-11-2015, 01:48:26 PM
Hi bác Nhatson có bản full tài liệu không ạ, cho em xin với nhé.

Tài liệu bác Mechanic chia sẻ thì nghiêng về phần Sức bền vật liệu, Cơ học vật rắn biến dạng vv... Để áp dụng vào thực tế thì em e là hơi khó, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học là chính.
Tài liệu bác Nhatson thì có khả năng nghiên cứu sâu về Cơ - điện tử, dùng thiết bị đo để đo + vẽ đặc tính đáp ứng vị trí, vận tốc, gia tốc.

2 món này ngâm kỹ -> thế là quá đủ cho ra đời 1 con máy siêu cứng vững và chính xác (trên luận án Tiến sĩ) :D

Đức Hoàng Minh
08-01-2016, 03:27:46 PM
Hiện tại bên mình đang cung cấp block trượt và rail của các hãng nổi tiếng của Đức với Đài loan, và vit-me của Đài Loan./
Bosch Rexroth ( Bosch Group ) của Đức với CPC của Đài Loan với biên dạng chụi lực hình chữ O theo tiêu chuẩn châu Âu khác với biên dạng rail chữ X tiêu chuẩn Châu Á. các bạn thảm khảo hình catolog. Nếu có nhu cầu liên hệ SDT: 0911 73 44 39 (MR.Đức) (viber,zalo) Sản phẩm chất lượng cao với giá rất cạnh tranh.
152571525815259