1. Chú ý: Các bạn nên tham khảo Nội quy trước khi viết bài (click vào liên kết bên dưới).
    * Nội quy và Thông báo diễn đàn CNCProVN.com
    * Nếu bạn thấy hứng thú với bài viết. Hãy dùng chức năng Share to facebook để chia sẻ bài viết lên facebook.

          
  • Cách sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng VOM

    Cách sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng VOM

    Với công cuộc mày mò của các DIYer, việc lắp ráp, kết nối các thiết bị điện với nhau là một trong những việc cần phải làm. Để kết nối đúng là một việc không hề đơn giản. Ráp xong, thử nghiệm mọi thứ đều Ok, hoạt động đúng như ý muốn, thật là tuyệt vời ông mặt trời.
    Nhưng nếu không hoạt động thì sao? Việc kiểm tra tổng quát, kiểm tra cụ thể từng thiết bị, chi tiết đến từng mối nối thì phải làm thế nào. Khi đó sử dụng thiết bị đo vạn năng để đo đạt, kiểm tra trạng thái, kiểm tra thông mạch là một việc rất quan trọng. Góp phần chuẩn đoán nhanh chóng nguyên nhân dẫn đến thiết bị không hoạt động.

    Thiết bị đo vạn năng giờ đây cũng rất hạt giẻ, tùy theo nhu cầu về độ chính xác, nhu cầu đo đạt mà mỗi DIYer có thể tự trang bị (từ vài chục K đến vài trăm K, thậm chí nhiều hơn nữa). Với nhu cầu đơn giản nhưng đã đề cập ở trên, chúng ta chỉ cần đầu tư vài chục K hoặc 2-300K cho VOM là đủ dùng. Những thiết bị cao cấp hơn.. dành cho những bạn đam mê hơn về điện/điện tử.

    Tuy nhiên anh em DIYer chúng ta lại... đa phần không chuyên về điện. Nên việc sủ dụng thiết bị đo (VOM) dù biết là quan trọng nhưng lại thấy rất khó khăn vì chúng ta không thật hiểu về VOM, càng không biết phải dùng như thế nào cho đúng.

    Mình cũng là dân DIYer, cũng không phải là dân gốc điện.. tuy nhiên trong quá trình chọc ngoái.. cũng biết chút ít về VOM. Xét thấy nó rất quan trọng, nhưng trình lại không đủ để viết một bài giới thiệu & hướng dẩn về VOM một cách hoàn chỉnh. Nên mình xin QUOTE nguyên văn một bài viết mà mình tìm & đọc được từ internet. Hy vọng là với phần QUOTE này, các bạn sẽ biết nhiều hơn về VOM và có thể sử dụng nó để giúp chuẩn đoán và chữa bệnh tốt hơn các thiết bị điện.


    Bài viết được QUOTE nguyên văn từ http://daotaonghebachkhoa.edu.vn/bai...g/a793894.html
    Nói qua về máy đo VOM.
    Đối với dân điện tử, máy đo là "con mắt thứ ba" của người thợ, chúng ta biết khái niệm "chạy" trong thế giới cơ học*với các hệ truyền động, khi nói đến máy chạy là chúng ta có thể dùng mắt thịt nhìn thấy các chuyển động của các bánh xe, nhưng trong thế giới của môn điện tử, khi nói đến mạch chạy, chúng ta không thể dùng mắt thịt thấy được sự chuyển động của các dòng điện electron chảy "ào ào" trong các nhánh của các mạch điện mà phải nhìn nó qua các loại máy đo. Do đó,*người thợ không thể không biết dùng máy đo, Bạn còn phải biết dùng máy đo thật thuần thục*nữa, khi đó xem như Bạn đã "khai nhãn, mở được con mắt điện tử" và có thể "nhìn thấy" trong mạch chổ nào mạch thông, chổ nào mạch bị tắt và công việc lắp ráp, sửa chữa các loại mạch điện, thiết bị điện tử của Bạn sẽ dễ dàng hơn. Trong phần mục này tôi nói chi tiết về cách dùng loại máy đo VOM thông dụng.

    Hình trên cho thấy các thành phần cơ bản của một máy đo VOM. Quy trình dùng máy đo như sau:
    Trước hết, Bạn phải biết mình muốn đo "cái gì". Nếu đo Ohm thì chọn thang đo Ohm, nếu đo volt thì chọn thanh đo volt và nếu đo dòng thì chọn thang đo dòng... Luôn luôn phải xuất phát từ "ý tưởng mình muốn đo cái gì" rồi chọn thang đo cho phù hợp. Tránh vô ý để thang đo Ohm mà lại đi đo volt AC, sự vô ý này sẽ làm cháy máy đo, không thể để thang đo dòng mà đi đo volt...
    Sau đó, Bạn phải đoán trước kết quả, có nghĩa là xác định được vị trí dừng của kim. Thí dụ: Khi đo Ohm, kiểm tra một điện trở 20 Ohm, Bạn thấy trước là kim sẽ dừng ở vạcvh giữa, tức vạch 20 Ohm, và khi thực hiện phép đo, kim dừng nagy vị trí mà mình đã đoán trước thế là điện trở tốt...
    Giải thích các ghi chú trong hình:
    **Nút chỉnh kim ở vị trí 0: Khi Bạn đặt máy đo nằm yên trên bàn, kim phải về chỉ ngay vạch 0, nếu không, thì Bạn phải dùng vít chỉnh thật nhẹ tay con ốc trên máy đo*để đưa kim về chỉ vạch 0. Khi Bạn thử 2 lò xo của khung quay máy đo VOM, Bạn đặt máy đo nằm nghiêng, lắc nhẹ, kim sau một vài dao động phải về chỉ vạch 0: Kết luận máy đo tốt. Nếu kim bị "xệ" nó sẽ lệch ra khỏi vạch 0, như vậy 2 lò xo đã không cân.
    **Nút chỉnh mức 0 Ohm: Khi Bạn dùng VOM ở các thang đo Ohm, theo quy định khi Bạn chập cho chạm 2 đầu kim lại thì kim phải chỉ ngay vạch 0 Ohm, nếu không, Bạn chỉnh nút 0 Ohm, đưa kim về chỉ ngay vạch 0 OHM, điều này chỉ cần chỉnh một lần trên một thang đo, nghĩa là chỉ khi nào Bạn đổi qua các thang đo Ohm khác Bạn mới phải chỉnh lại kim về vạch 0 Ohm.
    Chú ý: Khi máy đo Ohm đặt*ở thang đo Rx1, lúc này dòng chảy ra vào trên dây đo sẽ rất lớn, lớn nhất là 150mA, nếu Bạn chập kim 2 dây đo mà không đưa được kim về chỉ vạch 0 Ohm, dấu hiệu này cho biết 2 pin 1.5V trong máy đo đã yếu, Bạn hãy thay Pin mới. Bạn cũng nhớ khi không dùng máy đo nữa thì tốt nhất trả nút xoay về vị trí OFF để khóa kim, không để máy đo ở thang đo Ohm, vì như vậy nếu vô ý để 2 đầu kim chạm nhau, sẽ làm hao Pin trong máy đo.
    **Đo volt AC có tụ cách ly DC: Khi Bạn đo điện áp xoay chiều, hay đo volt AC, nút xoay đặt ở các thang đo AC. Lúc này nếu Bạn dùng dây đo màu đỏ cho cắm ở*lỗ OUTPUT, mức áp DC có trên các điểm đo sẽ bị "cắt, bị cách ly không vào được máy đo", vì*ở lỗ cắm OUTPUT có dùng tụ cách ly DC. Bạn nên dùng lỗ cắm này khi chỉ muốn đo thành phần tín hiệu, không muốn chịu ảnh hưởng của mức áp phân cực DC luôn có trên các điểm đo trong các mạch điện.*Bạn nhớ: Khi đo volt AC dùng 2 lỗ cắm đen/đỏ thông thường, phép đo volt AC này sẽ bị sai nếu trên điểm đo có thành phần DC.
    **Đo dòng lớn 2.5A: Khi Bạn dùng máy đo để đo cường độ dòng điện lớn, trên 1 hay 2A, Bạn đặt nút xoay ở vị trí 2.5A và lúc này*nhớ*dây đo màu đỏ phải cắm ở lỗ 2.5A, vì khi đo dòng lớn, người ta phải dùng điện trở shunt rất nhỏ Ohm và điện trở này phải hàn cố định trên 2 dây đo, không thể dùng tiếp điểm của nút xoay vì nó*không đủ nhỏ Ohm nên sẽ làm hư điện kế khung.*Bạn nhớ: Trong tất cả các máy đo VOM, khi đo cường độ dòng điện lớn, Bạn đều phải dùng lỗ cắm khác với 2 lỗ cắm thông thường.
    **Thang đo volt DC: Khi Bạn đo volt DC Bạn đặt nút xoay trên các thang đo volt DC. Với các mức volt DC chưa biết, Bạn nên khởi đầu ở các thang đo volt DC lớn, khi muốn xét dấu âm dương của mức áp DC Bạn cũng dùng thang đo lớn, vì nếu để thang đo nhỏ, nếu đo ngược dấu*sai cực,*kim sẽ đập quá mạnh có thể làm cong kim. Với mạch điện có nguồn nuôi là 9V, Bạn dùng thang đo 10V là hợp lý.*Bạn nhớ: Lấy thang đo volt DC càng lớn, nội trở của máy đo sẽ càng lớn, như vậy phép đo volt, vốn dùng cách mắc song song vào mạch đo,*sẽ chính xác hơn.
    **Thang đo volt AC: Khi Bạn đo volt AC Bạn đặt nút xoay trên các thang đo AC. Với các mức volt AC chưa biết, Bạn nên khởi đầu ở các thang đo vot AC lớn. Bạn nhớ kết quả đo volt AC chỉ chính xác khi: (1) Trên điểm đo không chứa thành phần phân cực DC, (2) Tín hiệu đo phải*có dạng sin và ở tần số là 50Hz. Khi không thỏa 2 điều kiện này, phép đo volt AC của VOM sẽ không chính xác, chỉ mang tính định tính hơn là định lượng. bạn cũng nên nhớ người ta chia vạch volt AC*theo mức áp hiệu dụng.
    Theo kinh ngiệm của tôi: Nếu không cần thiết, Bạn hạn chế đo volt AC điện nhà đèn, vì mức áp cao 220V dễ làm hư máy đo do dùng lâu ngày bị rĩ mạch in tạo ra sự phóng điện làm cháy mạch in làm hư máy đo. Như vậy dùng lâu ngày Bạn cũng nên làm sạch các điểm đo, tránh rĩ điện dễ làm hư máy đo.
    **Thang đo Ohm và đo hệ số HFE: Đo Ohm là phép đo rất thường dùng. Khi đo Ohm Bạn dùng nguồn pin 3V hay 12V có trong máy đo để bơm dòng qua vật đo và làm lệch kim. Bạn chỉ đo Ohm trên các vật đo không có điện, như khi đo Ohm các thiết bị điện tử, Bạn phải tắt điện. Khi đo Ohm Bạn phải nhớ các điều sau:
    Điều 1: Dây đo màu đỏ nối vào cực âm của nguồn pin, nên dòng electron sẽ chảy ra trên dây đỏ. Dây đo màu đen sẽ nối vào cực dương của nguồn pin nên dòng điện tử sẽ bị hút vào trên dây đen.
    Điều 2: Mỗi khi đổi thang đo Ohm, luôn nhớ cho chạm 2 đầu kim và chỉnh về vị trí 0 Ohm. Bạn lấy thang đo Ohm càng nhỏ dòng chảy ra trên dây đo càng lớn và ngược lại. Ở thang đo Rx1, dòng tối đa là 150mA, ở thang đo Rx10 dòng tối đa là 15mA, ở thang đo Rx100, dòng tối đa là 1.5mA...
    Điều 3: Khi đo Ohm, với các vật đo tuyến tính, như: điện trở, chiết áp, cuộn dây... Bạn đọc kết quả trên vạch chia Ohm. Với các vật đo phi tuyến tính, như: diode, Led, transistor...*Bạn đọc kết quả trên vạch chia LV để biết mức áp hiện có trên vật đo và vạch chia LI để biết cường độ dòng điện đang chảy qua vật đo.
    Điều 4: Ở thang đo Rx10K, lúc này mức áp tối đa trên 2 dây đo là 12V (do pin 9V cộng với pin 3V) và ở các thang đo khác mức áp tối đa trên 2 dây đo là 3V.
    Còn tiếp
    This article was originally published in forum thread: Cách sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng VOM started by CKD View original post