1. Chú ý: Các bạn nên tham khảo Nội quy trước khi viết bài (click vào liên kết bên dưới).
    * Nội quy và Thông báo diễn đàn CNCProVN.com
    * Nếu bạn thấy hứng thú với bài viết. Hãy dùng chức năng Share to facebook để chia sẻ bài viết lên facebook.

          
Trang 3 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 41 đến 60 của 135

Chủ đề: Phần mềm điều khiển CNC Arduino (JERRY_CNC) cho cả nhà, cập nhật mỗi ngày! Hot

  1. #41
    Thợ bậc 4
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    86
    Cám ơn
    22
    Được cám ơn 42 lần
           ở 19 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi nhatson Xem bài viết
    mach3 làm được trò, đọc barcode > load file
    jerry cnc có món này chưa ợ

    nó là 1 option quan trọng để nâng tầm sử dụng
    Chưa chơi trò đó bác ơi, chỉ biết về phần cơ học con arduino có vài điểm lợi thế hơn thôi, với tính mở cao hơn, có thể viết cho nhiều hệ (cho ta thọc sâu vào nhân nó hơn mach3 ý mà). Bác nào chuyên mach3 có cao kiến cho tiểu đệ học hỏi với ạ! Hihi

  2. #42
    Spam killer Gamo's Avatar
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    7,149
    Cám ơn
    3,898
    Được cám ơn 1,518 lần
           ở 1,162 bài viết
    Hehe, CKD đâu rồi, vào chỉ em nó tiếp nè

  3. #43
    Thợ bậc 5 Mạch Việt's Avatar
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    203
    Cám ơn
    87
    Được cám ơn 66 lần
           ở 39 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi JERRY CNC Xem bài viết
    Độ tùy biến cao hơn mach3, tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, mở rộng nhiều ứng dụng hơn, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác k chỉ CNC. Hiện tại biết được nhiêu, bác nào đã dùng mach3 xin cho ý kiến! . Nhược điểm là tính mở cao, nên phải làm lại hầu như toàn bộ, kaka!
    @ JERRY CNC: Rất nể những cố gắng của bác.

    Nhưng có chỗ bác phát biểu chưa đúng. Độ tùy biến cao hơn Mach3 thì chưa biết dc do Mach3 có viết Macro, còn bác dùng GRBL thì có thể thêm hoặc bỏ đi 1 vài dòng code cho mấy con ATmega để thêm tính năng nhưng 1 số tính năng chuyên về CNC thì GRBL chưa chắc đã có, cái này em nghĩ do người dùng tùy biến như thế nào.

    Còn về tốc độ truyền nhận thì bác nói chưa đúng. Em phát biểu ý kiến của em thế này nhé,có gì ko đúng thì các bác góp ý.

    Về cách thức hoạt động:

    +) Phần mềm Mach3 được cài đặt trên máy tính chạy window, dữ liệu đầu vào của nó là file Gcode, nhận được file Gcode, Mach3 sẽ "biên dịch" Gcode và tính toán được các "dữ liệu" cần thiết ngay trên máy tính để truyền thẳng vào driver chạy động cơ luôn. Các "dữ liệu" ở đây là tần số xung cấp cho động cơ, số xung cấp cho động cơ, tín hiệu on/of spindle, on/of output.... chứ không phải truyền Gcode xuống
    Do dữ liệu truyền xuống là số xung (có tần số cao) truyền thẳng cho các driver động cơ nên đảm bảo cho các driver nhận xung "cùng 1 thời điểm" thì Mach3 truyền dữ liệu qua Parallel port (cổng song song LPT, tốc độ lớn nhất khoảng 2MB/s). Tín hiệu xung hoặc tín hiệu on/of từ Mach3 truyền xuống qua cổng LPT chỉ khoảng 3V3 và dòng thấp nên trước khi tín hiệu truyền đến driver và các device khác thì cần phải "đệm" tín hiệu lên 5V, hoặc mở rộng cho các ứng dụng khác -> do vậy mới cần đến BoB Mach3 (Breakout Board)

    +) Còn về GRBL, mô hình hoạt động của nó là thế này. Nó bao gồm 1 phần mềm của GRBL hoặc 1 phần mềm tự viết chạy trên máy tính, 1 chip ATmega được nạp firmware GRBL. Khi hoạt động, phần mềm load file Gcode vào, đọc từng lệnh Gocde và truyền từng lệnh Gocde xuống nếu có lệnh truyền. Lưu ý ở đây là phần mềm GRBL truyền lệnh Gcode xuống vi điều khiển ATmega chứ không phải truyền số xung như Mach3.
    khi vi điều khiển nhận được lệnh Gcode mới thực hiện tính toán, biên dịch và xuất xung điêu khiển, khi thực hiện xong vi điều khiển sẽ đẩy lại lệnh lên phần mềm để phần mềm biết truyền lệnh tiếp theo xuống. Việc thực hiện truyền nhận này là thực hiện qua cổng UART với tốc độ baud rate là 9600bps hoặc bội số của 9600 (lưu ý là truyền tốc độ càng cao càng dễ mất dữ liệu (lost). Còn tốc độ 30Khz (hình như là 30.278kHz) như bác CKD nói là tốc độ tính toán tấn số cấp xung cho các động cơ nhé không phải tốc độ truyền dữ liệu.

    Như mô hình trên của GRBL hay các card usb khác thì em thấy việc tính toán các thông số, số xung cho động cơ là được thực hiện ở vi điều khiển nên sẽ bị "delay", tùy Card mà độ "delay" có chấp nhận được hay không, tạm thời th GRBL em thấy hay chạy máy nhỏ, cũng chưa thấy ai dùng cho máy to phục vụ sản xuất nên không biết kết quả thế nào. Nhưng công nhận th GRBL code rất "trí tuệ" và lõi của nó tập trung ở hàm "Planner", phần mềm thì có thể viết trên nhiều nên khác không nhất thiết phải dùng của GRBL nhưng firmware thì chắc phải dùng hàm "Planner" của nó.

    Dù sao cũng rất ủng hộ bác viết phần mềm, chúc bác thành công
    Lần sửa cuối bởi Mạch Việt, ngày 18-09-2017 lúc 03:20:45 PM.
    Mạch Việt - Cung cấp máy CNC, Linh kiện CNC.... https://www.machviet.com

  4. Có 2 thành viên đã cám ơn Mạch Việt cho bài viết hữu ích này:


  5. #44
    Thợ bậc 5
    Ngày tham gia
    Jun 2017
    Bài viết
    280
    Cám ơn
    100
    Được cám ơn 48 lần
           ở 39 bài viết
    Em thì cực kỳ củ chuối về công nghệ, nhưng thấy bác machviet nói chỉ dùng cho máy nhỏ thì cũng hơi nghi ngờ, chỉ còn cách chờ thông tin test máy từ bác cnc Lai Vung cho ý kiến thế nào, chứ thấy bác chủ test trên con cnc không hề nhỏ.
    em có tìm được cái video từ máy mach3 chuyển qua grbl các bác xem có sự khác biệt không? rồi thông não giúp em, chứ cái mảng công nghệ giờ thấy phát triển như vũ bão, nhiều lúc theo không kịp.
    https://www.youtube.com/watch?v=sGzLnUrcYYY

  6. #45
    Thợ cả
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    5,916
    Cám ơn
    2,195
    Được cám ơn 3,267 lần
           ở 2,042 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi motogia Xem bài viết
    Em thì cực kỳ củ chuối về công nghệ, nhưng thấy bác machviet nói chỉ dùng cho máy nhỏ thì cũng hơi nghi ngờ, chỉ còn cách chờ thông tin test máy từ bác cnc Lai Vung cho ý kiến thế nào, chứ thấy bác chủ test trên con cnc không hề nhỏ.
    em có tìm được cái video từ máy mach3 chuyển qua grbl các bác xem có sự khác biệt không? rồi thông não giúp em, chứ cái mảng công nghệ giờ thấy phát triển như vũ bão, nhiều lúc theo không kịp.
    https://www.youtube.com/watch?v=sGzLnUrcYYY
    bác kiếm cái clip nào máy bự bự mà chạy grbl ấy, cái này demo chơi thôi
    mach3


    grbl có lợi diểm của riêng mình
    mach3 để chạy món này thì lại rất chuối

    Lần sửa cuối bởi nhatson, ngày 18-09-2017 lúc 04:25:48 PM.

  7. #46
    Thợ bậc 5
    Ngày tham gia
    Jun 2017
    Bài viết
    280
    Cám ơn
    100
    Được cám ơn 48 lần
           ở 39 bài viết
    Hihi... có lẽ bác nhatson chưa rõ ý em, cái clip test máy bự, thì bác chủ post rùi, cái clip em tìm thấy, có nội dung là chuyển 2 cái controller trên một máy cnc cùng run 1 file, chỉ rõ một tên thì chạy bằng laptop, một tên dùng cổng DB25, em có đọc sơ qua cái comment ở phía dưới, có tên hỏi, cái controller nào chạy mượt hơn, thì thấy người làm clip test nói là không thấy gì khác biệt giữa 2 controller đó, em thấy chưa đủ thì mới hỏi các bác cho ý kiến để thông não mà

  8. #47
    Thợ bậc 5
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    271
    Cám ơn
    46
    Được cám ơn 128 lần
           ở 81 bài viết
    Chạy máy nhỏ hay lớn hay nhỏ thì có gì khác biệt đâu các cụ.quan trọng la có máy thương mại không hay chạy biểu diễn .với mach3 nó tuy nhiều lỗi nhưng không chạy bậy. Còn grbl này liệu chạy liên tục vài ngày trong môi trường công nghiệp liệu có ổn không? Chay mượt nhưng các đương cong ,góc nhọn có mịn màng chính xác không?maf nó không hỗ trợ g61/g64 thi kể như bị loại từ vòng gửi xe rồi.

  9. #48
    Thợ cả
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    5,916
    Cám ơn
    2,195
    Được cám ơn 3,267 lần
           ở 2,042 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi cuongmay Xem bài viết
    Chạy máy nhỏ hay lớn hay nhỏ thì có gì khác biệt đâu các cụ.quan trọng la có máy thương mại không hay chạy biểu diễn .với mach3 nó tuy nhiều lỗi nhưng không chạy bậy. Còn grbl này liệu chạy liên tục vài ngày trong môi trường công nghiệp liệu có ổn không? Chay mượt nhưng các đương cong ,góc nhọn có mịn màng chính xác không?maf nó không hỗ trợ g61/g64 thi kể như bị loại từ vòng gửi xe rồi.
    CNC ko cứ phải là máy phay cụ ah, nhiều món hay và tiềm năng hơn cnc milling


    Lần sửa cuối bởi nhatson, ngày 18-09-2017 lúc 06:33:00 PM.

  10. Thành viên đã cám ơn nhatson cho bài viết hữu ích này:


  11. #49
    Thợ cả
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    5,916
    Cám ơn
    2,195
    Được cám ơn 3,267 lần
           ở 2,042 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi motogia Xem bài viết
    Hihi... có lẽ bác nhatson chưa rõ ý em, cái clip test máy bự, thì bác chủ post rùi, cái clip em tìm thấy, có nội dung là chuyển 2 cái controller trên một máy cnc cùng run 1 file, chỉ rõ một tên thì chạy bằng laptop, một tên dùng cổng DB25, em có đọc sơ qua cái comment ở phía dưới, có tên hỏi, cái controller nào chạy mượt hơn, thì thấy người làm clip test nói là không thấy gì khác biệt giữa 2 controller đó, em thấy chưa đủ thì mới hỏi các bác cho ý kiến để thông não mà
    chuyện chạy thực tế thì ít người dùng chạy GRBL cho CNC milling nên hơi khó, chắc phải thử và thử nhiều mới cho kết quả chính xác được
    mà em nghĩ ko cần mất time so sánh, bản thân GRBL sinh ra làm việc khác so với mach3, người ta ko làm ra nó để thay mach3
    Lần sửa cuối bởi nhatson, ngày 18-09-2017 lúc 06:32:31 PM.

  12. Có 3 thành viên đã cám ơn nhatson cho bài viết hữu ích này:


  13. #50
    Thợ bậc 3
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    41
    Cám ơn
    9
    Được cám ơn 34 lần
           ở 13 bài viết

    Arduino chạy thẻ nhớ

    Em đã tùy biến firmware marlin để dùng được CNC có M03, M04,M05 điều khiển spindle,laser, tùy biến giao diện LCD tiếng Việt, chạy được offline qua thẻ nhớ Tuy nhiên có nhược điểm là tần số phát xung thấp quá chỉ hợp với cơ cấu chạy dây đai hoặc vít me bước dài.
    https://www.youtube.com/watch?v=hRNl...ature=youtu.be

  14. Thành viên đã cám ơn congmanhtb cho bài viết hữu ích này:


  15. #51
    Thợ bậc 6 CKD's Avatar
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    6,684
    Cám ơn
    1,737
    Được cám ơn 5,322 lần
           ở 2,595 bài viết
    Em thấy các ấy các bác so sánh hơi lệch.
    1. Tùy theo đối tượng và nhu cầu sử dụng mà nó sẽ trở nên ưu việc. Ở đây thấy các bác cứ tập trung vào việc chạy CNC... nói thật thì nếu là chạy CNC thì Mach3 bao nhiêu tuổi nó vẫn còn chuối lắm. Có nhiều cái không làm được so với các máy NC già hơn em. Vậy nên gộp chung lại thì.. phải tùy.

    2. Em cũng cá luôn là phần lớn các bác trên diễn đàn này là dân DIY, chưa hoặc ít tiếp xúc với các controller CNC chuyên dụng, thậm chí một số bác còn chưa sờ được con CNC công nghiệp nó là thế nào. Nếu bác nào phật lòng thì em xin lỗi, nhưng em nói như thế để các bác hình dung chữ CNC nó rộng đến mức nào.

    3. Xét theo từng khía cạnh thì chưa biết thằng nào hơn đâu... vậy nên nếu đánh giá thì nên tách bạch chổ này. Xét về mức độ đơn giản các bác cứ mổ cái máy tính ra so linh kiện với cái Arduino rồi ý kiến. Một vế là cả nghìn, thậm chí trăm nghìn linh kiện, một vế là lèo tèo vài chục linh kiện. Vậy nếu mang so sánh tương đồng thì.. có so được không?

    4. Xét về khía cạnh vọc và can thiệp. Bác nào khẵng định với em là can thiệp được vào core làm việc của Mach3? Giỏi lắm là viết plug-in cho nó, vẽ lại giao diện, tệ hơn tẹo là macro cho nó, tệ hơn nữa là làm tập G-Code riêng cho nó, phần lớn là nạp G-Code mà chỉ G1 nó mới chạy, G2/3 nó báo lỗi không biết phải chỉnh ở đâu. Với GRBL thì sao? Tất nhiên vẫn tùy người sử dụng... nhưng cao tay nhất là có thể cook nó lại hoàn toàn theo ý mình. Có thể biến nó từ mô hình XYZ cartesian qua delta, rồi qua core XY v.v... Xào nấu tới mức này thì chỉ thấy một đối thủ đáng gòm là LinuxCNC... mà nhiều bác trên này đã nhắc tới.

    5. Xét về khía cạnh chi phí thì.. GRBL hoàn toàn có lợi thế. Và là open source, không cần mua bản quyền sử dụng. Mach3 ư...? PlanetCNC ư? Kể cả NC-Studio thì em không dám phán V5 nó có đúng là fake không.. nhưng em chưa hề tiếp xúc được V5 chính hãng. Em chỉ biết bèo của nó là V8... mà nghe đâu V8 cũng có bản không chính thức. LinuxCNC thì free đó, nhưng chí ít cái PC hoặc Raspberry cũng không rẻ. Vậy nên.. xét chi phí thì.. GRBL vô địch rồi.

    6. Có một cái là jitter, em thì PC cho Mach3 được em chuẩn trị bằng cách lựa rất kỹ linh kiện để ráp vào PC. Không phải cứ vào tiệm nhặt đại một con rồi về dùng. Xin lỗi... máy bộ cũ giờ éo có nguyên zin đâu mà cứ máy bộ là ngon. Trên đó đã được lắp nhiều món không tương thích để bán giá tốt hơn. Mà nếu mua bạ thì.. em đánh giá cá nhân là jitter có thể khũng. Máy Mach3 em đi chữa nhiều cho khách hàng. Phần lớn lỗi máy chạy không êm, hay mất bước đều do jitter mà ra. Cái này dù Arduino có vẻ yếu đuối, nhưng xung ra cũng rất khá

    7. Nguồn PC chạy Mach3 qua LPT theo em đánh giá tốt & ổn thì.. bắt đầu gần như tuyệt chủng. Trước kia mối hàng của em em chỉ cần nhắm mắt, hắt hơi họ cũng chọn cho em được con ngon. Giờ họ bảo mấy con ấy, linh kiện ấy tuyệt chủng rồi. Nên mếu vẫn phải là Mach thì em đang phải dùng USB dù nó delay, hoặc sắp tới phải gom gạo lên Mach4. Mà nghe Mach4 phải có hardware riêng nên oải. Nghe đồn LinuxCNC ngon, hồi mới tập DIY CNC em có thử... nhưng hardware vẫn chát. Đang thử dùng qua DSP xem có quen không. Bí đường thì chơi với mấy thằng phát triển hơn GRBL tẹo, nền tảng vẫn gần như thế nhưng chạy chip 32bit.. nhanh hơn mạnh hơn. NCStudio ư?... em có dùng đó, nhưng nó không phải là gu của em

    Vậy nên nếu các bác nghĩ là nó không ra gì thì các bác kiếm được cái bộ dịch G-Code nào có giá dưới 100K xin cho em hay.
    Còn việc tại sao nó ít thấy được ứng dụng trong mấy máy dữ... theo em thì cái máy dữ... phần lớn chi phí nó nằm ở phần cơ. Thì một ít chi phí cho phần điều khiển có là gì?
    Còn nói Arduino không làm việc được trong môi trường công nghiệp được? Cái này có đúng mà cũng có sai... con atmega328 đóng lên board arduino thì có thể treo trong môi trường nhiễu mạnh, nhưng cũng con atmega328 ấy được thiết kế phù hợp thì nó vẫn chạy ầm ầm đó thôi. Nói đâu xa... em làm nhiều thiết bị chạy core Arduino UNO và gần đây là NANO, chạy trong nhà máy vô tư. Thậm chí là THC, kết nối với nguồn Plasma mà nhiều bác DIY còn phải bó tay, không chạy được vì nhiễu. Cái này thì có thể nói phụ thuộc vào người sử dụng.

    Em có dùng GRBL chạy cnc không?...
    -> Có chứ, nhưng em chạy để kiểm nghiệm thôi, máy mill thì chỉ thử nhưng 3D Printer thì em chạy 24-48h liên tục không nghỉ là bình thường. Theo cá nhân thì core lập trình của GRBL, Repetier, Marlin, Reprap có phần giống nhau. Nền tảng vẫn là board Arduino.
    -> Máy em làm ra có giá trị cao... chắc bộ PC là một trong các thiết bị cho giá thấp nhất trong đám. PC 1,000K, LCD 500K, Key+mouse wireless 400K, BOB 300K = 2,200K. 1 bộ step em dùng sơ sơ đã gần 4,000K.

    Tất nhiên.. em không dùng GRBL vào các máy của mình vì nhiều lí do. Mà lý do lớn nhất mà em chưa khắc phục được là lười. Muốn GRBL chạy độc lập và ngon thì hầu như em phải làm lại nhiều thứ. Bèo là phải mod lại cái shield cho nó đàng hoàn.
    DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
    17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM

  16. Thành viên đã cám ơn CKD cho bài viết hữu ích này:


  17. #52
    Thợ bậc 6 CKD's Avatar
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    6,684
    Cám ơn
    1,737
    Được cám ơn 5,322 lần
           ở 2,595 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi congmanhtb Xem bài viết
    Em đã tùy biến firmware marlin để dùng được CNC có M03, M04,M05 điều khiển spindle,laser, tùy biến giao diện LCD tiếng Việt, chạy được offline qua thẻ nhớ Tuy nhiên có nhược điểm là tần số phát xung thấp quá chỉ hợp với cơ cấu chạy dây đai hoặc vít me bước dài.
    https://www.youtube.com/watch?v=hRNl...ature=youtu.be
    Firmware 3D printer... cook để chạy mill 4-5 axis. Có cái tiện thế này.
    Ưu:
    - Phần cứng duy nhất, 1 con mega2560
    - Có giao diện, text LCD hoặc graphic LCD
    - Có key input, move các thứ.
    - Có map g-code theo độ cong của mặt bàn. Cái này hay nè.
    - Tự đọc g-code từ thẻ nhở, có thể mở rộng để send file từ PC, tablet, smartphone qua serial, usb, bluetoot, wifi. Cũng có thể dùng app để điều khiển từ xa
    Nói chung là CNC controller nhiều trục, độc lập, khá đầy đủ cho nhu cầu CNC đơn giản. Phần lớn các bác ở đây chỉ dừng mức này. Tập lệnh dùng đến chỉ G0/1, M3/4/5 là hết. Tập lệnh hổ trợ khá là nhiều ... có ref Home v.v...
    Nhược:
    - Tốc độ chậm, out như đã nói ở trên.. out max khoảng <14kHz. Đúng là chậm thật, Mach3 25kHz mà còn chậm . Nhưng nếu không có nhu cầu độ chính xác quá cao thì có thể chạy 4x, out được 50kHz.

    Các bác dùng Arduino kiểu shield thì nó có nhược điểm là lâu này các socket tiếp xúc không tốt.. nhưng dùng dạng board tích hợp thì... ổn định cực. Mỗi tội các board này gắn sẵn driver bé xíu. Chỉ chạy tốt step nhỏ, áp thấp...
    DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
    17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM

  18. Thành viên đã cám ơn CKD cho bài viết hữu ích này:


  19. #53
    Thợ bậc 3
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    41
    Cám ơn
    9
    Được cám ơn 34 lần
           ở 13 bài viết
    Phần mềm này dùng được cả với marlin và GRBL dùng khá hay. Có cả chức năng autolever tự động cân bằng bàn máy phù hợp khắc CNC trên máy chế k chính xác, cắt laser, plasma...Click vào ảnh để xem ảnh lớn hơn. 

Name:	cnc.jpg 
Views:	1 
Size:	161.2 KB 
ID:	46446

  20. Có 2 thành viên đã cám ơn congmanhtb cho bài viết hữu ích này:


  21. #54
    Thợ bậc 3
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    41
    Cám ơn
    9
    Được cám ơn 34 lần
           ở 13 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi CKD Xem bài viết
    Firmware 3D printer... cook để chạy mill 4-5 axis. Có cái tiện thế này.
    Ưu:
    - Phần cứng duy nhất, 1 con mega2560
    - Có giao diện, text LCD hoặc graphic LCD
    - Có key input, move các thứ.
    - Có map g-code theo độ cong của mặt bàn. Cái này hay nè.
    - Tự đọc g-code từ thẻ nhở, có thể mở rộng để send file từ PC, tablet, smartphone qua serial, usb, bluetoot, wifi. Cũng có thể dùng app để điều khiển từ xa
    Nói chung là CNC controller nhiều trục, độc lập, khá đầy đủ cho nhu cầu CNC đơn giản. Phần lớn các bác ở đây chỉ dừng mức này. Tập lệnh dùng đến chỉ G0/1, M3/4/5 là hết. Tập lệnh hổ trợ khá là nhiều ... có ref Home v.v...
    Nhược:
    - Tốc độ chậm, out như đã nói ở trên.. out max khoảng <14kHz. Đúng là chậm thật, Mach3 25kHz mà còn chậm . Nhưng nếu không có nhu cầu độ chính xác quá cao thì có thể chạy 4x, out được 50kHz.

    Các bác dùng Arduino kiểu shield thì nó có nhược điểm là lâu này các socket tiếp xúc không tốt.. nhưng dùng dạng board tích hợp thì... ổn định cực. Mỗi tội các board này gắn sẵn driver bé xíu. Chỉ chạy tốt step nhỏ, áp thấp...
    CHuẩn bác ạ. Nếu mạch mega2560 này thiết kế lại thêm cách ly quang đầu ra đầu vào, dùng ic chuyển đổi USB to RS232 loại tốt, thạch anh tốt thì dùng cũng ổn định lắm. Mạch này nó nhiễu chủ yếu ở cái USB to RS232 nếu chạy offline từ thẻ nhớ em đã thử bật tắt máy cắt, máy khoan dí sát vào mạch cũng chả bị treo gì cả. Nếu chạy từ máy tính qua usb thì em thấy mạch dùng CH340 rẻ hơn còn đỡ nhiễu hơn nhiều lần mạch dùng ATmega16 làm chuyển đổi USB-RS232 mặc dù giá 1 cái là 180k 1 cái là 250k.

  22. #55
    Thợ bậc 4
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    86
    Cám ơn
    22
    Được cám ơn 42 lần
           ở 19 bài viết
    Trước tiên e rất cảm ơn các bác đã nhiệt tình góp ý chân thành cho e, cảm ơn sự hiểu biết sâu rộng của bác Mạch Việt, bác nhất sơn.
    Ngày đầu tiên e chơi CNC e dùng grbl nhưng k hiệu quả vì ngày đó mới vào nghề, éo biết thông số gì cả, xong e chuyển sang mach3, rồi tới V5. Giờ thì những con máy lớn e đang dùng V5 ạ. Mỗi cái đều có ưu nhược điểm khác nhau. Theo bản thân e rút kết được như sau:
    Đầu tiên xin nói về mach3, sự nổi tiếng của mạch này thì khỏi phải bàn, về tính ứng dụng rất cao và có thể tùy biến các cổng và thông số cổng cho dân DIY, có thể dùng cho nhiều loại CNC khác nhau, từ CNC gỗ cho tới plasma...Ưu điểm chuyên sâu của mach3 thì e k rành bằng các bác chuyên mach3, nhưng e thấy dường như hầu hết ưu điểm của mach3 thì bác Mạch Việt đã triển khai gần như hết rồi. Về nhược điểm, riêng bản thân e thấy, nhược điểm của mach3 là về phần thuật toán gia tốc di chuyển, cái này là trực quan của e và nhận xét của nhiều a e chơi CNC gỗ, e chưa biết lĩnh vực vật liệu khác như thế nào, nhưng nếu so với V5 thì mach3 di chuyển các cạnh góc và những đoạn đảo dường như k được mượt bằng V5, k phải mach3 k có thuật toán gia tốc nhưng e thấy về độ mượt trên vật liệu gỗ như của e đang làm thì nó chưa được mịn và hay gặc khi bo góc hoặc đảo chiều.
    Thứ 2, xin nói về mạch V5 và NCStudio nói chung, tuy là hàng của tàu, nhưng k phải cái gì của tàu cũng rỏm, minh chứng là gần như hơn 80% các thể loại máy chạy gỗ ở VN ta đều thấy dùng e ấy. Về ưu điểm, dễ cài đặt thông số, thuật toán gia tốc tăng giảm liên tục khi di chuyển để tạo độ mượt khi bo góc và đảo chiều. Nhược điểm là hệ mạch đóng, không mở rộng được nhiều như mach3, mạch giả chất lượng kém thì tràn lan.
    Thứ 3, nói về grbl nói riêng và Arduino nói chung, đa phần trên thị trường các bác đều thấy hệ mini là nhiều nhưng chưa thấy hệ máy lớn 1 phần là do grbl và arduino mã nguồn khá là mở, mở ở đây ko phải hoàn toàn, nhưng nói chung là người dùng có thể vọc được khá sâu vào những vấn đề cốt lõi nên có thể chế được nhiều loại ứng dụng khác nhau cho nhiều lĩnh vực tự động hóa k chỉ riêng CNC. Ưu điểm là giá thành khá rẻ, open source nên thuận tiện cho các vọc sĩ. Ưu điểm cũng chính là nhược điểm, vì tính mở khá cao nên hầu như các module chưa thống nhất và đồng bộ với nhau nhiều, thường là phát triển đơn lẻ từng module, người nghiên cứu muốn kết hợp thành 1 mảng ứng dụng thì gần như phải làm lại hết theo ý mình hoàn toàn mặc dù code được hỗ trợ khá nhiều.

    Riêng về mảng CNC, e chọn con đường nghiên cứu arduino và grbl với những lý do sau. Thứ nhất, chúng ta đang lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ của nước ngoài, nhất là a bạn kế bên sườn nhà ta, đồng ý là tốt thì vẫn cứ xài, nhưng rồi chuyện gì cũng sẽ có thể xảy ra, không thể lường trước được điều gì, mach3 tuy tính mở cũng khá cao nhưng vẫn có những vấn đề chưa phù hợp với người việt mình, nhất là các bạn mới vào nghề (giao diện tiếng anh, cài đặt thông số tương đối khó, ...) cũng chính vì những điều này mà e chọn grbl và arduino để nghiên cứu đào sâu, mong 1 ngày chúng ta có một hệ mạch và 1 phần mềm chuyên biệt cho a e CNC nước nhà.

    Vì sao e lại tin tưởng và chọn đi con đường này, e xin kể 1 số cơ sở cho việc ấy:

    + Arduino có thể tái cấu trúc về sơ đồ mạch vật lý và các module mở rộng theo ý tưởng và mục đích của ta (đây là điều kiện vật lý then chốt cũng như về vấn đề bản quyền, về chuyện tái cấu trúc theo cái lõi arduino này thì trong nước chúng ta cũng đã có một số nhóm đi tiên phong và có thể đưa những con mạch ấy ứng dụng vào công nghiệp, cái này e đã được thọ giáo nơi team của bác CKD trong lần ghé thăm cách đây k lâu).

    +Grbl là một nhân mở dành cho CNC, tuổi đời e nó cũng khá là non trẻ, được cộng đồng DIY thế giới ủng hộ rất náo nhiệt và đầu tư nghiên cứu k công, sẵn sàng có những bản vá lỗi nhanh và thiết thực nhất, e k so sánh với các hệ bản quyền, nhưng dù gì thì bởi tính mở nên được nhiều cái não góp ý vẫn là hơn là 1 mình solo hoặc 1 nhóm đóng. Tiếp theo là mức độ tương tác code cho dân DIY tương đối dễ dùng, thuật toán di chuyển và tối ưu cũng dễ dàng thay đổi.
    Trên đây là 2 điều kiện tiên quyết để e tin tưởng và quyết định đào sâu nghiên cứu về arduino và grbl. Với mong muốn là chúng ta sẽ có 1 hệ thống CNC riêng cho việt nam. Không phải chịu cảnh khi chế tạo ra 1 con máy nào đó thì dân DIY chúng ta thường mắc phải câu nói "các bác ráp chứ chế cháo cái nỗi gì, thế giới người ta đầy ra đó rồi". Nếu trên quan điểm như vậy thì biết đến khi nào chúng ta phát triển nổi.

    Qua hành trình nghiên và cú, nghiên xong k nổi đến cú đầu mí ra, hihi thì e đã tổng hợp được một số vấn đề tồn tại của con arduino và grbl khi ứng dụng vào CNC như sau, rất mong các bác nào có nhiệt tâm và có điều kiện thì thực nghiệm giúp e để tìm ra vấn đề ạ:

    1. grbl chưa hỗ trợ các mã gcode chuyên sâu, 1 vài trong số đó là nhóm mã thay dao, mã bù cung dương hoặc cung âm, một số lệnh khoan, ... và một số lệnh khác e chưa tìm ra cần các bác hỗ trợ. Lưu ý quan trọng trong quá trình thử nghiệm e tìm ra hiện tượng mất bước khi các bác áp dụng cho các CNC khổ lớn và driver to: thứ nhất là grbl k hỗ trợ đc hết tất cả các lệnh bù cung dẫn đến hiện tượng lệch mỗi khi đảo chiều, thứ 2 là nếu file gcode có đầy đủ lệnh bù cung chạy trên hệ máy nhỏ đúng nhưng ra máy lớn nó lệch là do thằng gcodesender dồn đam một lượt cho con arduino tiếp nhận dẫn đến hiện tượng tràn ram-->delay ko tốt, baudrate càng lớn càng dễ out delay (vấn đề này đã dược bác Mạch Việt đề cập bên trên), phần này thì e đã khắc phục bằng thuật toán timer send gcode cho con arduino. Trước mắt về phần mất bước do hệ điều khiển thì e tìm được 2 vấn đề trên, bác nào tìm được thêm thì up cho a e biết thêm! Nếu giải quyết được mảng này thì chuyện triển khai ra máy to k còn là vấn đề nan giải. Thực nghiệm thì các nước gần ta như Campuchia, thiên đường của máy in gia công 3D khổ lớn cho thế giới đã chứng minh là arduino và grbl khổ siêu lớn k là thành vấn đề. Trên con máy khổ to nhà e thì cũng đã thể hiện trong clip rồi nhé, k hề mất bước

    2. Về feedrate, grbl giới hạn ngưỡng feedrate nhất định, tức khi ta settings feedrate ngưỡng cao vd 8000 thì grbl chỉ chạy được từ mức 8000 đổ xuống, nếu trong file gcode set là 9000 thì nó cũng k cho nâng lên, gia tốc cũng vậy, khoảng tăng giảm phải nhỏ hơn hoặc bằng phần setting. Về phần này thì e đã code xong phần thuật toán tăng giảm gia tốc theo nhận biết gcode các đoạn cong hoặc đảo chiều sẽ tăng giảm gia tốc liên tục để nhằm tạo độ mượt trong di chuyển tương tự V5, tuy k bằng V5 nhưng cũng gần giống vậy. E định là sắp tới tạo 1 thanh tăng giảm tốc độ tương tự như V5 cho phần mềm, khi tăng giảm tốc độ sẽ tăng giảm gia tốc liên tục cho phù hợp không gây sốc dao và xừ vật phôi, trong phần cài đặt thông số e đã chừa sẵn chỗ tăng giảm dần gia tốc, sẽ cập nhật trong các phiên bản sau. Nhờ các bác giúp dùm e cái khoản feedrate các bác hay dùng và thích dùng là tối đa bao nhiêu để e tạo cái thanh điều tốc ấy.

    3. Phần biểu thị đường đi của gcode lên màn hình cho các bác xem, e đang định dùng thư viện của cambam, bác nào cao tay ấn về mảng này thì góp vui giúp e tí.

    4. Phần vị trí home máy và vị trí home phôi chưa thống nhất quan điểm giữa cái gcodesender của nước ngoài và cái của e viết, bác nào đã dùng các hệ máy in 3d hoặc cnc mini nhập ngoại các bác cho e xin ý kiến (vd trên gcodesender của nước ngoài, khi set zeroposition, tán cái file gcode vào nó cứ chạy mãi, k hiểu đảo chiều, ví dụ Y0X100 --> Y0.1 X0 --> Y0.2X100thì nó chạy tới luôn ko biết đảo lại nơi X0 mà biến thành X200. Nhưng khi không set zero thì để file vào chạy ok tất cả, e đang xoắn não cái này, hơi ngược với cái e hiểu). Các bác dùng phần mềm của e cẩn thận khi chạy file đảo chiều nhé! Còn đang xoắn chỗ này.

    5. Kết nối biến tần ngoài, hầu như mấy cái biến tần thông dụng mà e xài đều xài 3 chân tính hiệu để kích, còn trên grbl chỉ set 2 chân on off, các bác có cao kiến gì xin chỉ giáo.

    Trước mắt e tổng hợp được 1 số vấn đề trên thôi ạ. Chân thành cảm ơn các bác đã quan tâm giúp đỡ!
    Lần sửa cuối bởi JERRY CNC, ngày 18-09-2017 lúc 11:43:22 PM.

  23. Thành viên đã cám ơn JERRY CNC cho bài viết hữu ích này:


  24. #56
    Thợ bậc 6 CKD's Avatar
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    6,684
    Cám ơn
    1,737
    Được cám ơn 5,322 lần
           ở 2,595 bài viết
    DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
    17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM

  25. #57
    Thợ bậc 4
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    86
    Cám ơn
    22
    Được cám ơn 42 lần
           ở 19 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi motogia Xem bài viết
    Em thì cực kỳ củ chuối về công nghệ, nhưng thấy bác machviet nói chỉ dùng cho máy nhỏ thì cũng hơi nghi ngờ, chỉ còn cách chờ thông tin test máy từ bác cnc Lai Vung cho ý kiến thế nào, chứ thấy bác chủ test trên con cnc không hề nhỏ.
    em có tìm được cái video từ máy mach3 chuyển qua grbl các bác xem có sự khác biệt không? rồi thông não giúp em, chứ cái mảng công nghệ giờ thấy phát triển như vũ bão, nhiều lúc theo không kịp.
    https://www.youtube.com/watch?v=sGzLnUrcYYY
    Bác cnclaivung chơi máy tiện v5 roài, hôm test thử ở nhà bác ấy bác ấy thấy gcode chưa hỗ trợ hết nên cũng chưa an tâm đưa vào thực nghiệm, mình thì đang thực nghiệm trên con máy nhà mình, chưa thấy mất bước.

  26. Có 2 thành viên đã cám ơn JERRY CNC cho bài viết hữu ích này:


  27. #58
    Spam killer
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    1,703
    Cám ơn
    1,536
    Được cám ơn 818 lần
           ở 440 bài viết
    Về phần Grbl thì mình chưa quan tâm đến nó lắm, chỉ có góp ý bạn tí về phần mềm thôi.

    - Mình cũng đang xài trộm thư viện cambam đây, nó có đủ thư viện về hình học và cad nên cần tính toán, thể hiện đường đi dao không không khó nữa. Kết hợp với GDI+ là đủ đơn giản để dùng.
    - AForge dùng quan sát thì tốt vì nó nhỏ gọn, nhưng sau này bác muốn nâng cao hơn như phân tích hình ảnh vd: như chạy theo đường laser, tìm lỗ khoan bo mạch ... thì nó không hỗ trơ nhiều, bác nên dùng OpenCV, chọn đúng các thư viện của nó để giảm thiểu dung lượng đóng gói.
    - Dù là mở thì code biên dịch xong bác cũng phải bảo vệ (mặc kệ các cáo thủ muốn gì).

    Mình có viết một phần mềm CADCAM 2D như là một phần mềm của diễn đàn CNCProVN, giao diện tiếng Việt và mình đang xài từ mấy năm nay, để hoàn thiện xong sẽ gởi lên 4r. Có cái thư viện đọc file gerber cụ Gà tăng cho mà chưa làm xong được, đợt này sẽ tranh thủ cho xong.
    Viết phần mềm CADCAM theo yêu cầu o913 6o3 939.

  28. Có 4 thành viên đã cám ơn anhcos cho bài viết hữu ích này:


  29. #59
    Thợ bậc 6 CKD's Avatar
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    6,684
    Cám ơn
    1,737
    Được cám ơn 5,322 lần
           ở 2,595 bài viết
    Em ủng hộ cụ anhcos.
    Lý do là theo em.. vụ CAM nó khoai hơn, có nhiều ứng dụng cực kỳ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
    Controller cho CNC thì giờ nhiều vô kể, từ full free, full open cho tới bản quyền giá rẻ. Thậm chí hướng ngoại thì china có một rừng trong đó. Ứng dụng nó thế nào? Cái này mới là cái mà mình thật sự quan tâm.
    Với những nhiệm vụ phức tạp xíu, liên quan đến chuyển động thì core CNC tiếp cận thấy dễ dàng hơn PLC, có lẻ mình lướt cnc nhiều hơn nên thấy vậy. Nhưng việc lập trình cho nó thì cũng khoai lắm nếu không có soft hổ trợ.
    Hoặc thu gọn lại trong việc gia công CNC thì.. như cắt giấy, cắt kính, doa lỗ v.v... đòi hỏi CAM phải hổ trợ. Soft dữ của tây thì có đầy, china chắc cũng đầy.. nhưng thuần việt thì chưa. Gần đây thấy có soft của cụ anhcos. Soft của cụ anhcos thì trên đây chắc nhiều bác đã và đang dùng. Ngoài cụ anhcos thì theo em biết còn có nhiều cá nhân/đơn vị khác vẫn tạo soft cho riêng mình. Chẵng những xào soft mà còn xào luôn cả controller như máy đột cnc chẵng hạn. Đáng tiếc là các cụ ấy có quá ít thời gian để chia sẻ tính năng mà các món ấy có thể làm được.

    Cái em cự kỳ quan tâm là làm chủ thiết bị công nghệ, cụ anhcos tự viết hoặc sử dụng thư viện của ai đi chăng nữa... thì chắc chắc là cụ ấy cũng hiểu rất rỏ để xào nấu như ý. Khi phát sinh nhu cầu bất thường thì nhờ tài xào nấu ấy.. chúng ta sẽ nhanh chóng tạo được công cụ cho chính mình. Nếu không có tài xào nấu thì chắc phải năn nỉ google tìm giúp.. mà tìm thấy rồi chưa chắc đã dùng được.
    DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
    17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM

  30. Có 2 thành viên đã cám ơn CKD cho bài viết hữu ích này:


  31. #60
    Thợ bậc 4
    Ngày tham gia
    May 2017
    Bài viết
    86
    Cám ơn
    22
    Được cám ơn 42 lần
           ở 19 bài viết
    Trích dẫn Gửi bởi anhcos Xem bài viết
    Về phần Grbl thì mình chưa quan tâm đến nó lắm, chỉ có góp ý bạn tí về phần mềm thôi.

    - Mình cũng đang xài trộm thư viện cambam đây, nó có đủ thư viện về hình học và cad nên cần tính toán, thể hiện đường đi dao không không khó nữa. Kết hợp với GDI+ là đủ đơn giản để dùng.
    - AForge dùng quan sát thì tốt vì nó nhỏ gọn, nhưng sau này bác muốn nâng cao hơn như phân tích hình ảnh vd: như chạy theo đường laser, tìm lỗ khoan bo mạch ... thì nó không hỗ trơ nhiều, bác nên dùng OpenCV, chọn đúng các thư viện của nó để giảm thiểu dung lượng đóng gói.
    - Dù là mở thì code biên dịch xong bác cũng phải bảo vệ (mặc kệ các cáo thủ muốn gì).

    Mình có viết một phần mềm CADCAM 2D như là một phần mềm của diễn đàn CNCProVN, giao diện tiếng Việt và mình đang xài từ mấy năm nay, để hoàn thiện xong sẽ gởi lên 4r. Có cái thư viện đọc file gerber cụ Gà tăng cho mà chưa làm xong được, đợt này sẽ tranh thủ cho xong.
    Thanks bác nhiều, cái thư viện của cambam bác có tut hoặc manual nào của e nó k? có thể share cho tiểu đệ học hỏi với, vì e mới add nó vô thư viện thôi, chưa có thời gian đào sâu các hàm của nó! Thấy cái phần mềm xuất file tiện hoạt động xuất dao rất ok nên e cũng thích và tìm dùng cambam để tái hiện gcode khi chạy! Nếu bác có tut hoặc manual có thể chia sẽ thì e cảm ơn rất nhiều ạ!

Trang 3 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 25
    Bài viết cuối: 06-04-2017, 09:26:36 AM
  2. Trả lời: 54
    Bài viết cuối: 29-07-2016, 05:24:25 PM
  3. Xuất tín hiệu điều khiển từ Mach3 sang phần mềm khác
    Bởi Gamo trong diễn đàn Board điều khiển khác
    Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 22-09-2015, 09:54:03 PM
  4. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 13-03-2015, 09:06:09 PM
  5. Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 06-01-2015, 01:27:36 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •