Cám ơn bạn đã chia sẻ bài viết hữu ích
Đúng rồi, về cơ bản là do phần gcodesender thôi các bạn à, còn arduino vẫn cấp đủ dòng, trừ vài trường hợp cổng kết nối usb của các bạn quá cũ hoặc rỉ sét, hướng sắp tới sau khi ổn định thuật toán phần mềm mình sẽ phát triển 1 mạch gắn vào cổng PCI-e luôn cho tiện, vừa ổn định dòng ra vừa cải thiện hiệu năng xử lý, tránh tình trạng cấp dòng không đủ do lỗi cơ học! Cảm ơn các bạn rất nhiều!
xong, bữa nay đè con mini ăn đu nô ra cho chạy bức này 90x150 sâu 3 dao V 0.1 10 độ tốc độ 1000 gia tốc 800 bước dịch 0.03 sờ pín china 300W DC và đây là kết quả sau 5 tiếng
máy mini dùng thanh ren inox T8 với 1 đai ốc không khử rơ khớp nối cứng, driver 4988 chạy với step cỏ này đây ( set dòng đâu khoảng 1A )
Chúc mừng bác, có thêm một bạn phát triển thành công trên arduino! À cho mình hỏi hình như cái hình sản phẩm mình thấy đoạn cuối nền nó hơi cao hơn đoạn đầu thì phải và biên thì chưa được trọn vẹn? Bạn có thể chia sẽ những kết quả thu được sau khi chạy sản phẩm vừa rồi k? Nếu còn những lỗi gì chưa hài lòng chúng ta cùng khắc phục và định hướng cho cái mạch trong tương lai để khắc phục những nhược điểm hiện tại của arduino! Thanks bạn!
Tuyệt quá bác nnk
Bác cho thêm vài hình ảnh con máy nữa cho thêm phần hào hứng ạ
Quan điểm cá nhân thì GRBL mod thành PCI-e thì cũng chẵng khác gì mà thêm phần phiền phức. Vì:
- kiểu gì mà chẵn phải dùng RS232 hoặc USB để truyền.
- PCI-e sẽ gây khó khăn thêm cho việc cắm rút.
Cứ Arduino mà chơi. Nếu được thì làm lại hẵn cái mạch mới, với core là Aruino GRBL.
Phần nguồn cấp thì cấp từ nguồn độc lập (board Arduino UNO hoặc MEGA thì cấp 9V vào jack 5mm ấy) là đảm bảo đủ nguồn.
- Output thì với driver có thể không cần phải cách ly vì phần lớn driver đã có opto bên trong.
- Input thì nên được cách ly opto và dùng thêm nguồn bên ngoài. Khuyến cáo là 12-24V cho dể tương thích với các sensor, tiệm cận có ngoài thị trường. Thật ra các sensor/tiệm cận này 5V vẫn chạy vi vu, nhưng thiếu áp nên đôi khi nó loạn. Loại áp thấp thì ít thông dụng hơn.
- Tiết kiệm thì cả cấp nguồn cho arduino + các sensor chơi chung 1 nguồn cũng được. Nhưng nếu là board MOD thì nên chia thành 2 ngã, lọc nhiễu riêng. Trên board Arduino UNO/MEGA thì đã có ổn áp + lọc nhiễu kha khá rồi.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
he he eh, cái này cao siêu quá đọc hỏng có hiểu, con máy cỏ đó mình dùng 2 nguồn, 1 nguồn 48v cấp cho con sờ pín china, 1 nguồn 12v cấp cho driver dùng chạy step, nguồn này hoàn toàn ko cấp cho bo nano, nano chỉ ăn nguồn từ cổng USB, máy không có công tắc hành trình chi hết, con nano chỉ cấp xung cho xyz thôi
còn con máy cỏ của mình thì đây, nhôm hình 2040 đổ composit trộn bột đá tăng vững giảm rung, ray tròn, vít inox T8 loại xài cho máy in 3D, đai ốc thau không khử rơ, nhựa pvc 10mm, ốc vít inox 304
trong hình thì xài khớp mềm nhôm nhưng kỳ khắc 3D nó cứ trôi Z, tưởng la do khớp không chịu được tốc độ nhấp cao nên thay hết thành khớp cứng luôn rồi
Lần sửa cuối bởi nnk, ngày 26-09-2017 lúc 03:28:12 PM.
Ok quá ngon bác nnk, chúc mừng bác! Cái tủ điện đẹp phết nhỉ, hihi
lót dép hòng vụ này, em cũng sẽ test trên con e đang lắp