1. Chú ý: Các bạn nên tham khảo Nội quy trước khi viết bài (click vào liên kết bên dưới).
    * Nội quy và Thông báo diễn đàn CNCProVN.com
    * Nếu bạn thấy hứng thú với bài viết. Hãy dùng chức năng Share to facebook để chia sẻ bài viết lên facebook.

          
Kết quả 1 đến 14 của 14

Chủ đề: G-Code căn bản - Khái niệm

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Thợ bậc 6 CKD's Avatar
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    6,680
    Cám ơn
    1,733
    Được cám ơn 5,321 lần
           ở 2,595 bài viết

    Question G-Code căn bản - Khái niệm

    G-Code?
    G-Code, một từ, một khái niệm có thể rất quen nhưng cũng có thể rất lạ với các bạn. Quen là vì khi chúng ta làm CNC, chúng ta hay nghe nhắc đến. Lạ là vì có thể chúng ta chưa hiểu G-Code là gì?
    Nay CKD xin trình bày một số hiểu biết của mình về G-Code, mong rằng nó có thể hữu ích cho các bạn mới tập tành bước chân vào con đường CNCer.
    Trong quá trình viết bài, nếu có thiếu sót mong các cao thủ có thể chỉ điểm giúp. Thanks.

    Trước hết G-Code là gì?
    G-Code là tên gọi của một ngôn ngữ lập trình ứng dụng trong điều khiển số (còn gọi là NC hoặc Numerical Control). G-Code thường được sử dụng trong tự động hóa, tự động với sự trợ giúp của máy tính (còn gọi là CAE hay Computer Aided Engineering). Đôi khi G-Code còn được gọi là ngôn ngữ lập trình G.
    Cơ bản, G-Code là một ngôn ngữ lập trình mà thông qua các công cụ, thiết bị nó có thể thông báo và ra lệnh cho các thiết bị (ở đây là máy CNC của chúng ta) biết phải di chuyển thế nào, với tốc độ bao nhiêu, tắt/mở thiết bị gì, quỹ đạo di chuyển thế nào v.v... Phổ biến nhất ở đây ứng dụng trong CNC của chúng ta là điều khiển sự di chuyển trục chính hoặc phôi hoặc cả hai với mục đích cắt đi những phần dư thừa nhằm mục đích tạo ra một sản phẩm có hình thể như yêu cầu.
    G-Code có 02 nhóm lệnh chính là nhóm lệnh G & lệnh M.

    Nhóm lệnh G.
    - Là lệnh quy định sự dịnh chuyển (Geometric Function).
    - Là lệnh quy định chế độ làm việc của máy
    - Lệnh G được mã hóa từ G00 cho đến G99, mỗi lệnh có các chức năng và yêu cầu riêng.

    Nhóm lệnh M.
    - Là lệnh quy định các chức năng phụ như bắt đầu, dừng, kết thúc, tắt mở một vài chức năng khác như bơm nước, trục chính v.v...
    - Lệnh M được mã hóa từ M00 cho đến M99, mỗi lệnh có các chức năng và yêu cầu riêng.
    - Với Mach3 còn cho phép chúng ta mở rộng thêm rất nhiều lệnh M khác. Mỗi lệnh M tạo thêm trong Mach3 là một tập lệnh VB (còn được gọi là macro).

    Tham số.
    Kèm theo lệnh G hoặc M là các tham số. Các tham số này quy định cho máy biết các giá trị đi kèm liền kề sau đó dùng cho mục đích gì?, các khoảng cách cần phải di chuyển hoặc điều khiển một thiết bị nào đó. Đây là vài tham số thông dụng & thường gặp:
    - X, Y, Z, A, B, C là tọa độ theo các trục.
    - I, J, K là tọa độ tâm cung tròn theo các trục tương ứng là X, Y, Z
    - F (feedrate) là tốc độ hay lượng chạy dao.
    - S (speed) là tốc độ phay của trục chính.
    - T số thứ tự dao.

    Còn tiếp
    DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
    17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM


Các Chủ đề tương tự

  1. cơ bản: Vít me bi (ballscrew)
    Bởi CBNN trong diễn đàn Vít me, thanh răng, ray trượt, trục trượt, vòng bi, gối đở...
    Trả lời: 14
    Bài viết cuối: 16-07-2018, 12:11:56 AM

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •