Chào các anh chị em,
Như chủ đề đã nêu về mục tiêu, nhưng tôi hơi dài dòng 1 chút trước khi đi sâu vào kỹ thuật.
A. Tầm quan trọng trong việc chế tạo biến tần – made in Viet Nam.
- Theo tôi biết, Việt Nam chưa có 1 công ty nào chế tạo biến tần một cách bài bản và có thương hiệu trong công nghiệp cũng như trong dân dụng.
- Đa số các máy móc, dây chuyền sản xuất đều sử dụng động cơ điện. Việc chế tạo được biến tần, làm chủ được công nghệ, sẽ thúc đẩy được ngành công nghịêp của nước nhà.
Vậy là “mụt đít” rất đáng để ta cố gắng “nặn” nó ra !.
Tiếp theo là:
B. Chỉ tiêu kinh tế:
Để cạnh tranh với hàng Tàu, giá thành sản phẩm phải không quá cao.
Theo tôi dự tính:
Đối với biến tần 3 pha có tần số max đến 500Hz.
- 2 triệu đồng cho 1 bộ biến tần có công suất bằng hoặc dưới 2kW.
- 1 triệu đồng/1kW cho các biến tần có công suất lớn hơn 2kW đến 7.5kW.
- 0.9 triệu đồng/1kW cho biến tần lớn hơn 7.5kW đến 15kW.
- Các công suất còn lại thì mai mốt tính vì có vẻ như nhu cầu chưa có nhiều?.
Đối với biến tần 3 pha có tần số max 2000Hz tức 2kHz sẽ có giá khoảng 2triệu đồng/1kW.
Mời các bạn tham gia góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
Khâu chỉ tiêu kinh tế này mà không hợp lý thì xem như dự ớn trở thành “mụt đít”.
khoản giá em thấy là china vẫn có lựa chọn tốt hơn
nên nghĩ tập trung vào btần có chức năng đặc biệt như tần số cao, closed loop....
b.r
Về mức giá thì 1M/1kW nói chung thì ngang ngữa với china.
Còn mức giá bán lẻ trong thị trường thì khó mà bàn.
Tuy nhiên, với mức giá trên đến từ china thì có sự cắt giảm tính năng tương đối để tối ưu lợi nhuận.
Ngoài ra tần số 1000Hz giờ thấy cũng phổ dụng.
Một thương hiệu mình có dùng qua là INVT, phân phối ở VN có tính năng + giá thành ở mức khá Ok, tuổi thọ cũng ổn.
Mình không sính ngoại. Nhưng trong thế giới công nghệ thì giá/chất lượng phải tương đồng thì mới cạnh tranh được.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Cám ơn các bạn đã cho ý kiến.
Vậy xem như về giá cả sẽ là ngang ngữa với chị na kèm với điều kiện chất lượng và tính năng phải đảm bảo.
Việc chế tạo biến tần có tần số cao 2kHz cũng không khác mấy so với biến tần 500Hz. Do đó, thiết kế cho 2kHz cũng phù hợp cho 500Hz.
Tính năng đặc biệt như close loop thì cũng không quá phức tạp khi đã làm chủ được vi điều khiển.
Vấn đề còn lại là :
- Chế độ bảo hành: nếu quyết tâm làm tốt thì sẽ hơn hẳn chị na. Đó là do : Nhất cận thân, nhì cận lân, hay là nước xa không cứu được lửa gần !
- Chế độ hậu mãi: ta có thể gởi ngay 1 bộ biến tần khác cho khách hàng sử dụng trước, rồi xử lý hư hỏng sau, với thời gian sớm nhất có thể.
1 lợi thế nhỏ nữa:
- Thêm phần khuyến mãi là sẽ cho khách hàng uống nước đường có pha 1 chút tinh thần dân tộc ! hay là "Làm cho Việt nam thành Đại Cồ Việt trở lại !"
Làm ra 1 sản phẩm nhiều khi dễ hơn bán hàng
Mình cũng hay ưu tiên dùng hàng Việt. Nhưng giữa một sản phẩm mới tò te, chưa có thương hiệu, chưa có nạn nhân thử nghiệm và các sản phẩm cùng giá, có thương hiệu chứng thực rõ ràng, công nghệ tốt thì mình sẽ chọn sản phẩm có thương hiệu, dù có đẳt hơn tí. Một sản phẩm mới thường có nhiều vấn đề mà qua thời gian mới giải quyết hết. Chưa kể về công nghệ, sản phẩm của 1 cty nhỏ mới ra lò có chắc theo kịp những công ty lớn có hẳn bộ phận R&D chưa? Biến tần của mình làm ra chỉ chạy được V/F hay hỗ trợ các công nghệ tiên tiến hơn không?
Thế thì bạn xem là có thị trường nào bạn ít phải cạnh tranh hay không? Ví dụ: thị trường biến tần 220v-380v thì chật ních nhưng thị trường biến tần áp thấp (chạy spindle cao tốc, 60v, 1000Hz chẳng hạn) thì trống; sinh viên học sinh cũng cần biến tần nhưng tiền thì ít, ko cần quan tâm lắm tới độ ổn định.
Mình quan tâm mấy ý này. Ngoài ra là độ liều khi đầu tư.
Mình là dân DIY nên việc ủng hộ hàng việt là một điểm + trong quyết định. Mình cũng là dân sản xuất nên rất kết câu của bác GAMO. Sản xuất được sản phẩm tốt là một câu chuyện dài, nhưng bán được hàng và phát triển được là một câu chuyện dài tiếp theo.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Cám ơn ý kiến của bạn.
Tôi sẽ ưu tiên cho biến tần tần số cao 2kHz, nhưng như tôi đã trình bày là giữa 500Hz và 2kHz không có quá nhiều khác biệt về thiết kế phần cứng, khác cơ bản là linh kiện và phần mềm.
Để đảm bảo chất lượng, sản phẩm mình làm ra cần phải cho hoạt động thử liên tục trong vòng 1.000 giờ mà không xẩy ra sự cố hay hư hõng thì có xem là bảo đảm không?
Loại Vi điều khiển mà mình sử dụng từ hơn 8 năm trước, đến nay vẫn còn hoạt động tốt thì xem như có đủ độ tin cậy không ?.
Mọi ông già, bà lão và “bê đê lão” cũng đều xuất phát từ trẻ sơ sinh.
Mọi công ty danh tiếng đều xuất phát từ công ty mới tò te.
Khách hàng của công ty nổi tiếng vẫn là nạn nhân chuột bạch như thường.
Sau lưng một bác sỹ giỏi là cả một cái nghĩa địa. Nhưng mình làm kỹ thuật thì không đến mức u ám như vậy !
Người Do Thái có câu:
“ Thời điểm tốt nhất để trồng cây là mưới năm trước. Thời điểm tốt thứ nhì để trồng cây là ngay bây giờ”.
Vậy mình còn đắn đo gì nữa ?
Tốt, mình thích tinh thần của bác.
Bác cứ làm đi, nếu ổn mọi người sẽ ủng hộ
@ nhatson: vì nó chỉ là lợi điểm nhò, chứ nó là lợi điểm lớn thì đất nước bây giờ đã khác !
@ All: Các bạn ở đây, có bạn nào ở Thủ Đức và sẳn lòng test thử biến tần của tôi không?
Tôi hứa và thề sẽ không làm các bạn thất vọng! Số lượng hạn chế 2 bộ: 1 bộ 7.5kW/380Vac-500Hz, 1 bộ 2.2kW/220Vac-2kHz.
Tôi chỉ nhờ các bạn test thử trong vòng 1 tháng và sau đó trả lại tôi.
Nếu dùng luôn thì sau 6 tháng tôi mới lấy tiền. Bảo hành 1 năm.
Nếu có hư hõng tôi đổi cái khác.
Giá thì tôi đã nêu ở phần chỉ tiêu kinh tế, cứ theo đó mà tính.
Về hình dạng nó như thế nào thì tôi chưa muốn nêu ra ở đây vì giống như xem phim mà biết kết cục rồi thì sẽ không còn hấp dẫn. Tôi nghĩ, chủ đề này còn khá dài từ thiết kế thế nào, chế tạo thế nào ..vv.
Nhưng nếu các bạn yêu cầu thì tôi sẽ "sô" hàng.
Cám ơn bạn,
Tôi đưa lên đây cách thiết kế, chế tạo ... với 2 mục đích:
1. Giúp các bạn chưa biết về biến tần sẽ tiếp thu được thêm kiến thức và những kiến thức đó, biết đâu sẽ là những mầm nhỏ mà sau này có thể phát triển thành những đại thụ.
2. Đối với các bạn đã biết thì sẽ góp những ý kiến rất hay mà tôi còn thiếu sót cũng như các ý kiến rất hay mà các hãng lớn chưa hề nghĩ ra.
Tuy, trước khi thiết kế, tôi đã phải đọc rất nhiều tài liệu của các hãng khác nhau, nhưng biết đâu, những ý kiến của các bạn sẽ tạo nên những khác biệt mà không 1 hãng nào có được !.
Xin tiếp tục:
C. Chỉ tiêu kỹ thuật:
Chỉ tiêu kỹ thuật dựa trên:
- Các yêu cầu tối thiểu mà một biến tần phải có.
- Tận dụng hết khả năng của Vi điều khiển dùng cho biến tần.
Ở đây, vi điều khiển được dùng là ATmega16 với 1 màn hình LCD 16 ký tự, 2 dòng và 16 nút nhấn điều khiển nếu lắp đầy đủ.
Đây là 1 bộ điều khiển mà tôi đã thiết kế cách nay đã trên 8 năm và nó chứng tỏ 1 lòng trung thành tuyệt vời. Tôi chưa từng thấy 1 con ATmega16 tự nhiên hư, ngoại trừ nó hư ngay từ đầu hoặc sơ ý làm cho nó hư, trong hơn 2.000 con mà tôi đã áp dụng.
Đối với biến tần, bộ điều khiển chỉ dùng 11 nút nhấn.
Bộ điều khiển cũng có thể nâng cấp bộ nhớ lên bằng cách thay ATmega16 thành ATmega32 nếu chương trình lớn hơn.
Em chả biết gì về điện nên ko dám góp ý, chỉ kể với bác chủ 1 câu chuyện em hóng hớt được, chả biết đúng hay ko ạ.
Có một cụ tên Linh hay gì đấy, đi đặt chỗ người quen 1000 cái hộp sắt, định về chế cái ổn áp rùi mang ra chợ bán thử.
Ông người quen bảo : Mày đặt làm éo gì mà nhiều thế, thử thì thử ít thôi.
Ông kia bảo: Kệ, anh cứ làm cho em, không bán được em mang ra sông hồng em đổ.
Mấy năm sau, cty lioa ra đời.
Nếu bác làm biến tần mà không phải mang nhà đi bán thì nên làm thui bác
Thanh niên quê em chỉ lấy vợ là nhanh
Cám ơn bác,
Rất may là đến nay, tôi vẫn chưa bán nhà!
Xin tiếp tục,
Sau khi phân bổ và tận dụng hết các I/O của Vi điều khiển, cùng với các chức năng mà 1 biến tần phải có, đã hình thành nên sơ đồ khối cho biến tần:
sodokhoiInv.bmp