Cám ơn tất cả các bạn đã quan tâm theo dõi!
Thật ra thì tôi đã hoàn chỉnh sản phẩm để có thể phục vụ đến các bạn. Sản phẩm đã được cho hoạt động liên tục trong hơn 1 năm qua để thử độ bền của linh kiện và độ ổn định của chương trình điều khiển.
Những gì tôi post lên đây cũng dựa vào sách Hướng dẫn sử dụng mà tôi đã biên soạn, chỉ có thứ tự các phần trình bày thay đổi mà thôi.
Hy vọng các bạn quan tâm và ủng hộ sản phẩm.
Xin cám ơn.
Trình bày về Chế tạo biến tần của tôi đến đây là kết thúc.
Xin cám ơn các ACE đã quan tâm theo dõi.
Rất hâm mộ bác. Sẽ ủng hộ trong thời gian sắp tới. không biết bác có làm loại biến tần cho điện năng lượng mặt trời không.
Không biết bác có thể share sơ đồ phần nguồn cấp và mạch lái igbt được không ạ?
Dạ em cảm ơn ạ. Giờ em mới biết có thể driver igbt bằng con 3842. Mạch hay quá ạ
Lần sửa cuối bởi hanasimitai, ngày 12-03-2020 lúc 08:51:54 PM.
Trong video trên biến tần là loại 1 pha 220VAC, 2.2kW mã 1V2W222H501 , động cơ là 7.5kW đấu sao 380V.
Ba lần thử ngắn mạch ngõ ra :
Lần đầu: U với V
Lần 2: U với W
Lần 3: V với W
Sau mỗi lần ngắn mạch, biến tần báo lỗi OC, dừng lại khoảng 10s rồi tự động Reset và chạy lại.
Tôi định không phổ biến tính năng bảo vệ ngắn mạch đầu ra của biến tần GENII, mà chỉ xem nó là 1 món quà giành cho người sử dụng tự khám phá.
Có nhiều người sẽ không tin vào điều đó, là do họ không hiểu được cách thức hoạt động của cơ chế này. Tương tự như con kiến không thể tin là con muỗi có thể bay được !
Trên đây (diễn đàng này) , từ từ tôi sẽ trình bày nguyên lý đó. Cái gì cũng phải bắt đầu từ lý thuyết, nếu lý thuyết khả thi thì kỹ thuật sẽ từ từ giải quyết được. Ví dụ: chế tạo bơm nguyên tử phải dựa chặc chẽ vào lý thuyết, muốn bay ra ngoài không gian, cũng phải dựa chặc chẽ vào lý thuyết. Chứ không thể mò mẫm mà chế bơm nguyên tử hay mò mẫm mà bay vào không gian được !
Về cấu tạo phần cứng, tôi không cần phải giấu diếm, thời cà (xoá) số các linh kiện đã qua rồi. Bây giờ cách giữ bản quyền tinh vi hơn nhiều đó là khoá filmware lại, có ai giỏi thì cứ viết lại phần mềm xem có đáp ứng được không?
Công khai phần cứng là chủ trương của tôi, nhằm giúp người dùng có thể tự sửa chữa được, nếu xẫy ra hư hõng.
Lần sửa cuối bởi AT007, ngày 13-03-2020 lúc 11:31:14 AM.
Bác cho mình số điện thoại nhé
Công ty TNHH Cơ khí Phương Bắc - 0983.284.744 - thanhpb@gmail.com
SĐT của tôi: O9O8O82O81, Mr. Cường.
Cám ơn bác đã quan tâm !
Trang bán biến tần GENII:
http://forum.cncprovn.com/threads/18...283#post164283
Lần sửa cuối bởi AT007, ngày 15-03-2020 lúc 11:41:18 AM.
Chào bác Cường. Em là Linh làm chung VĐ với bác năm xưa đây. Rất vui gặp đc bác ở đây, càng vui hơn khi được bác "sô" cho xem ruột gan sp mới của bác.
Đọc qua vài trang em rất ngưỡng mộ kỳ công tìm và hiểu của bác. Nhưng em k đọc hết đc vì nó quá tầm của em.
Em k có ý kiến gì về sp này của bác em chỉ gợi ý thêm cho bác vài hướng đi mới để bác tham khảo nhé.
1. Em nghĩ bác nên suy nghĩ thêm việc sản xuất biến tần điện mặt trời. Vì sao? Theo em nghĩ thì nó dễ hơn cái này nhưng lợi ích kinh tế thì cao hơn, cụ thể biến tần ĐMT dân dụng 3KVA giá thị trường khoảng 10tr trong khi cái này giá 3tr
2. Bác thử suy nghĩ sang hướng sx bộ tạo dòng áp để thí nghiệm rơ le. Một bộ loại này có giá từ hàng chục đến hàng trăm triệu, số lượng bán không nhiều rất phù hợp sx nhỏ lẻ.
Nếu bác có hứng thú với ý tưởng thứ 2 thì sau khi hết dịch em cafe với bác cung cấp thêm ít thông tin cho bác tham khảo.
Chúc bác nhiều sức khỏe, nhiều thành công!
Linh
Ha ha, lại gặp lại bạn hiền ! Khoẻ hông bác ?
Cám ơn các ý kiến của bác,
1. Tui cũng đang có ý định chế tạo biến tần cho năng lượng mặt trời. Đúng như ý của bác, biến tần NLMT dễ hơn biến tần cho động cơ 3 pha. Nhưng “thân lừa ưa nặng” tính tui lại thích làm việc khó trước, làm việc dễ sau ! Giống như làm ra tiền “dễ quá” nên không muốn làm ! Nói cho vui thôi, các bác khác có đọc được thì đừng có rận nhá !
2.Việc chế tạo relay dòng, áp gì đó thì chờ hết dịch dật rồi làm hén, còn giờ mình nghiên cú làm thuốc chống dịch viêm Hán Vũ phổi đi! He he lại nói chơi nữa ! Lúc này ta vẫn có thể làm việc online, offline được mờ. Ý tưởng như thế nào thì bác mật thư cho tui nhé : ngvcuong@gmail.com
Thật ra, việc chế tạo 1 sản phẩm tốn khá nhiều thời gian từ khi thiết kế, đến khi đưa ra thị trường. Sản phẩm làm ra phải được dùng thử cả năm trời, phải được theo dõi để xem độ bền các linh kiện và độ ổn định của chương trình điều khiển. Nếu không thì việc bảo trì, bảo hành sẽ “khờ me” !
Rất vui được gặp lại bác và rất mong được hợp tác với bác. Thks.
ABCD