Nỗi đau của một quốc gia không sản xuất nổi con ốc vít
Thời sự Việt Nam
Việt Nam sản xuất được nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng không sản xuất được sản phảm dù chỉ là con ốc vít.
Tập đoàn Samsung đưa ra danh sách 170 phụ kiện để Việt Nam có thể làm để cung ứng cho GalaxyS4 và Tab, đó là thông tin ông Trương Thanh Hoài – Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công thương công bố khi trả lời báo Tuổi trẻ.
Thật đáng mừng, bởi vì có được một đơn hàng từ Samsung, các doanh nghiệp Việt nam có cơ hội làm ra sản phẩm cung cấp cho một thị trường rất màu mở. Chỉ tính riêng sạc pin các loại, mỗi năm Samsung cần 400 triệu chiếc. Tính lãi sơ sơ mỗi cái sạc pin là 0,5 USD, mỗi năm doanh nghiệp Việt Nam đút túi 200 triệu USD.
Ông Hoài tính toán nghe sướng tai như vậy, nhưng thực lực của doanh nghiệp Việt Nam có làm được cái sạc pin không lại là chuyện khác. Và chính ông Trương Thanh Hoài đã có được câu trả lời: “Tuy nhiên khi hỏi các hiệp hội, doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp điện tử đã có 40-50 năm truyền thống, câu trả lời là: Chưa làm được (không đáp ứng được công nghệ và giá thành). Mà trong đó có những linh kiện nghe rất đơn giản như cái sạc pin, cáp USB, vỏ nhựa, tai nghe...".
Những sản phẩm đơn giản như vậy nhưng không doanh nghiệp Việt Nam nào làm được. Đau!
Nhưng chuyện này không mới, cách đây mấy năm, Công ty Canon – Nhật Bản đã lùng khắp nước Việt, làm việc với 20 doanh nghiệp để đặt mua ốc vít, nhưng không doanh nghiệp nào sản xuất được. Họ đem cơm tới dâng tận miệng, nhưng dành phải từ chối. Đau!
Đau hơn, khi các nước sản xuất được những sản phẩm này, đọ số lượng giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ thì thua xa Việt Nam.
Việt Nam sản xuất được nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng không sản xuất được sản phảm dù chỉ là con ốc vít.
Vì sao ra nông nổi này? Câu trả lời không dành riêng cho doanh nghiệp, cho giáo sư tiến sĩ mà còn cho những người làm chính sách. Một quốc gia không có nền sản xuất mạnh, chỉ có bán tài nguyên và mồ hôi lao động thì không thể giàu mạnh. Nhìn lại nền sản xuất trong nước, sẽ thấy rất đáng lo vì hàng Việt Nam không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc và nhiều nước khác.
Vào các siêu thị mà xem, từ chiếc máy quạt cho đến cái ổ khóa, cái kềm, cái búa phần lớn là hàng Trung Quốc và các nước xung quanh. Hàng Việt Nam có đấy, nhưng chưa xài đã hỏng. Nếu như vận động lòng yêu nước để người Việt Nam xài hàng Việt Nam thì ít nhất cũng cho người tiêu dùng thứ xài được. Đừng trách dân mình sính hàng ngoại.
Với trình độ sản xuất như vậy, cho nên ngành ô tô Việt Nam dù hăng hái tuyên bố rầm trời, nhưng bao nhiêu năm rồi, tỉ lệ nội địa hóa vẫn rất thấp. Cũng chỉ dừng lại ở trình độ bán mồ hôi gia công để lấy đô la mà thôi.
Hãy thử bắt đầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa bằng sản xuất thành công cái sạc pin và con ốc vít trước khi nói đến những thứ to tát khác.
Theo LAO ĐỘNG ONLINE
0978835302
Anh em trên Forum này tập hợp lại làm hàng phụ trợ deee
Không phải là Việt Nam không làm được, mà là không thèm làm.
Các giáo sư , tiến sỹ ở Việt Nam còn "bận " tính làm chuyện khác .... heeee
Ví như ít nói, bảo ông ngồi hàn một con trở trong đám hàng trăm linh kiện trên cái board, ông có làm không? Chắc chắn là không.
Có phải ông không biết làm không? Ông thừa sức làm, nhưng ông không thèm làm, mặc dù có thể là ông còn đang đói.
Vậy vì sao?
Đơn giản vì hai chữ "Sỹ diện"!
Lần sửa cuối bởi ngocanhld2802, ngày 05-09-2014 lúc 02:05:00 PM.
KHÔNG NGỪNG ĐAM MÊ - KHÔNG NGỪNG SÁNG TẠO
Bolg : phipdong.blogspot.com
email : ngocanh.songlong@gmail.com
ĐT : 090.447.5528
Thú thiệt với các bác em đi làm thuê cho bọn tư bản lâu, em làm cả lính lẫn làm quan cho bọn tư bản nên có 1 số nhận xét sau:
1. Về thông minh thì bọn nó cũng ko hơn gì mình lắm, nhưng rõ ràng là bọn nó được giáo dục tốt từ nhỏ nên mặt bằng nhân sự chúng nó tốt hơn
2. Về nhiều mảng không cần tích lũy tư bản như phần mềm chẳng hạn thì mình làm ra không thua gì Mẽo. Nhưng lưu ý: top programmer là từ Dzịt Nôm, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga,... nhưng các cty PM số 1 lại là Mẽo => tại sao?
Em thì nghĩ là do vấn đề về sở hữu trí tuệ. Đa số các cty VN làm PM nhưng ko bao giờ dám target thì trường trong nước hết, em có phỏng vấn mốt vòng thì đa số là vì làm ra không bán được, bọn nó ăn cắp cái 1 => PM chết từ trong trứng nước, còn tại Mẽo thì PM là số 1, phần cứng là số 2. Thông thường các dự án em làm tại Mẽo: 60% chi phí là PM, 40% là phần cứng.
=> môi trường chúng ta chưa thích hợp lắm
3. Những mảng cần tích lũy tư bản:
Rõ ràng là trước kia chúng ta ỷ lại vào tài nguyên giàu có, dân số đông làm lợi thế cạnh tranh. Nhưng bọn phương Tây là vào khoa học, kỹ thuật, tự động hóa => năng suất & chất lượng hơn hẳn.
Ví dụ đơn giản thôi: để làm ra 1 bức bình phong chạm trổ bằng gỗ, nếu các bác thử dùng búa & dụng cụ làm mộc => bao lâu mới ra 1 cái, chất lượng thế nào?
Trong khi đó, thảy vào máy CNC => bao lâu ra? chất lượng thế nào? Rõ ràng là các bác thợ làm thủ công khó mà cạnh tranh.
Do đó em thấy anh em chúng ta làm CNC như thế này là cũng tốt, đang góp phần xây dựng đất nước )
Trưóc kia mình làm HVAC, có quen đơn vị làm ống gió và phụ kiện khá mạnh ở sg. Đối tác Nhật đặt hàng các loại phụ kiện ống tròn. Nghe giá giàu đến nơi rồi, nhưng đành từ chối đơn hàng vì họ đặt hàng cả nghìn chiếc/ tuần. Năng lực sản xuất mình không đủ và quan trọng là mình không tìm ra được cách để đáp ứng đủ.
Thợ thủ công của mình làm tốt họ ưng ý ngay nhưng đào đâu ra cả nghìn anh thợ làm tốt thế, rồi duy trì công việc, và 1 nghìn ông thì 1 nghìn kiểu-----VN mình vẫn loại hoay như thế.
Lần sửa cuối bởi nhatson, ngày 05-09-2014 lúc 05:53:01 PM.
lại vấn đề nuôi con gì trồng cây gì hehe cái này các " cụ " bàn nát nước rồi , đầy đủ phong trào thi đua lày lọ , khí thế thi đua đang lên như gió , các bác yên tâm đê 2020 nước ta cơ bản là nước công nghiệp roài
biết tuốt -- nghĩa là cái gì cũng muốn biết 1 tí minh- Đt:0388536483
Hình như bác biết tuốt nói thiếu..... "công nghiệp lạc hậu" may ra đúng & đủ bác ạ. Điểm hình như nền công nghiệp oto nước nhà, sau 20 nãm phấn đấu giờ được gì?
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
em chém đểu mà bác cái này tầm quốc gia ae mềnh biết thì ai cũng biết như vậy ....
ngày xưa cách đây chắc 2 chục năm đã cãi nhau làm cái gì để phát triển ngành công nghiệp điện tử , chắc lúc đó thấy tv đài đóm bán chạy
nhiều chuyên gia đã đề nghị làm sản xuất tử cái tụ , điện trở , linh kiện đơn giản rôi bán cho các hãng như vậy tham gia vào chuỗi sản xuất--> có tiền
nhưng có nghe đâu
bác nói ngành công nghiệp oto ư ? lắp ráp thì đúng hơn , mua đủ thứ linh kiện về lắp thành cái o to gắn thương hiệu vào ô giỏi quá ô tô thương hiệu việt
tiền chui vào túi các nhà sản xuất phụ tùng o to
nhìn thái lan hình như họ không có thương hiệu ô tô nào thì phải?? nhưng họ sản xuất linh kiện bán cho toyota ,ford , kia ..vv đằng này việt nam toàn xây nhà từ nóc
biết tuốt -- nghĩa là cái gì cũng muốn biết 1 tí minh- Đt:0388536483
lạc đề tí , nhưng rất hợp với chủ đề topic
10 năm nữa chắc chì cần cái đầu thôi
màn trình diễn rất ấn tượng với em
quan điểm của em là nên bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt, nhưng thiết thực với cuộc sống
cần nhiều thời gian để nó trở nên hoàn thiện
Lần sửa cuối bởi nhatson, ngày 05-09-2014 lúc 09:27:44 PM.
@nhatson: em cũng có tìm hiểu thông tin về lĩnh vực này, thấy thèn cha này có cái đề tài hay quá, chỉ sài các loại dẫn động đơn giản thôi không phải sử dụng các mô nhân tạo từ vật liệu nano gì đó phức tạp như tụi Nhật, chả cũng sài vitme bi để mô phỏng cơ bắp chân hay thật, vì ảnh bị cụt mất 2 chân nên mới chuyên tâm vào vấn đề này và đã thành công, đúng là chúng ta k thể nào tạo ra cái gì mà chúng ta k cần , có thật cần thiết thì mới nảy ra cái sáng tộ
Lần sửa cuối bởi jimmyli, ngày 05-09-2014 lúc 09:51:13 PM.
1:30s chạy thi với pv lên cầu thang, rất ấn tượng ah
Hehe, mà giả sử anh em mình làm hàng phụ trợ là làm hàng gì?
Ngoài những sản phẩm như bác Nhật Sơn, target cho khách hàng khuyết tật, chúng ta còn những sản phẩm nào cần thiết nữa mà thì trường chưa được đáp ứng?
máy quấn dây xuyến loại nhỏ
máy quấn coil
rất nhiều jig và tools cho sx