em chào các anh trên diễn đàn
em đang làm con cframe phay kim loại với kết cấu sơ bộ như hình
trục x hành trình 800 vít me 30 05
trục y hành trình 400 vít me 20 05
trục x combo gang đúc
spindle đang chờ của anh Nam cnc
các anh tư vẫn cho em về động cơ chút
em đang định dùng động cơ yakawa 200w cho các trục liệu có yếu ko ạ
các bác tư vấn thêm cho em với nhé
thank all
Lần sửa cuối bởi duytrungcdt, ngày 18-06-2015 lúc 10:08:43 AM.
Thực sự thì yếu hay không còn phải tính với tốc độ, gia tốc thế nào. Ngoài ra khối lượng dự kiến cho các cơ phận chuyển động như:
- tổng khối trục phần động trục Z (cả cả spindle).
- tổng khối lượng phần động trục X/Y
Nên khó mà nói chính xác công suất motor bao nhiêu là đủ.
Dự thấy gang đúc, hành trình cũng khá lớn nên 200W nếu truyền trực tiếp thì theo mình là yếu.
Chưa biết sẽ lắp spindle gì và định gia công gì, nhưng với C mà lại còn là gang đúc thì chắc cũng tăm tia kim loại đen đây mà. Nếu vậy có 2 giải pháp.
- truyền gián tiếp qua dây đai & bulley, cho các trục. Tỷ lệ truyền có thể là 1/4 - 1/10 cho XY & Z. Khi đó Feed khoảng 3000-4000 là đạt yêu cầu.
- tăng công suất motor lên 400/750W.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
bác là người hỏi em con spindle ăn sắt và nhôm luôn hả ??? sao không nói sớm làm kết cấu này làm em bán mất tiêu 2 con cho chú gì đó ở gia lai , con đó nặng tầm 35K , 10500rpm, 3.7 ăn sắt vô tư luôn ấy.
Kết cấu C frame thì làm gì phải sợ spindle to hay nặng , cân bằng trọng lượng thì spindle nặng bao nhiêu thì cũng chẳng sao cả.
Kinh nghiệm đúc kết của em thì Cframe ,
----không lo Z vì cân bằng trọng lượng giải quyết được nên không lo quán tính , nhưng phải tính toán lực cắt và lực khoan từ đó mới tính được con động cơ truyền động , 200W servo thì cỡ 1.2N.m , với kích thước này thì quy theo mấy em công nghiệp thì 200W là quá bé , theo như bác Linh , có con tapping đang xài em step 86 có torque 8N.m ấy
----X hành trình lớn 800mm , gang đúc nữa nên lực quán tính gây ra tác động Y là khá lớn , nhưng ở đây bác bố trí nằm dưới sàn là 1 điểm cộng , nhưng sẽ có khuyết điểm về điểm chịu lực cắt có thể vượt quá khoảng cách block trượt của Y.
---- Y nằm trên X , hành trình cắt X là 800 , nên bản rộng Y phải to ngang lắm , nếu khoảng cách 400 thì điểm cắt đầu mút vượt quá khoảng cách block trượt là 200mm , bác phải suy nghĩ đến điều này.
Động cơ kéo là bao nhiêu W ? torque bao nhiêu N.m , vận tốc di chuyển và cắt là bao nhiêu? gia tốc bao nhiêu ? bác phải có những con số cụ thể thì sự lựa chọn sẽ chính xác hơn.
Với em khung máy phải cứng và nặng , những cái gì di chuyển thì phải nhẹ và cứng , bác cứ cố gắng theo tiêu chí này thì máy sẽ hiệu quả nhất.
Spindle thì
http://forum.cncprovn.com/threads/19...-japan-len-san
con này hơi bị dữ nè , phay nhôm khỏi bàn , ăn sắt thì mõng thôi nhưng đạt được tốc độ cao , nếu biết lập trình high speed machinning thì em này là quá hớp . Nặng 29Kg nhé.
Lần sửa cuối bởi Nam CNC, ngày 18-06-2015 lúc 01:28:58 PM.
Nguyễn Hoàng Nam
n_h_n2002@yahoo.com DT: 0908415648
dạ vâng anh nam em hỏi mua bác con spindle ạ
em làm con máy này theo những gì em hiện có như vít me, ray trượt, động cơ ạ
bac có mẫu cframe nào cho em thao khảo với ạ
thank các bác
con spidle của bác khủng quá em thì mới chập chứng vào nghề muốn làm con để tiện cho cv và chế cháo linh tinh thôi ạ
bác xem có con nào nhẹ đô hơn giúp em với nhé
Lần sửa cuối bởi duytrungcdt, ngày 18-06-2015 lúc 01:44:06 PM.
Kaka cái này em thấy chỉ đúng với máy điêu khắc thôi. Máy phay nó khác ạ (rất khó có cái nhẹ mà cứng )
- Máy khắc: gia tốc quyết định thời gian gia công, lực ăn dao không lớn, ít rung động khi ăn dao => cần gia tốc cao nên các bộ phận chuyển động phải nhẹ, rotor của spindle không cần phải nặng.
- Máy phay: lực ăn dao rất lớn, rung động lớn => gia tốc không phải yếu tố quyết định là là độ cứng vững quyết định, bàn máy phải thật nặng, rotor của spindle phải thật nặng khi ăn dao mới êm được (moment quán tính lớn nên tỷ lệ lực ăn dao/lực quán tính là nhỏ, ăn dao ít bị rung máy hơn). Muốn gia tốc cao nữa thì vít me phải khủng + động cơ dẫn động khủng (so tương đối với cái khung thôi nhé) mới chịu nổi.
- Một con kết hợp: thì phải chấp nhận trong tầm tầm, không ngon cái nào cả nhưng đa năng.
Thanks.
các bác ơi em có những món đồ như sau e sưu tầm từ lâu
cặp ray bản 25 con trượt có cánh dài 1,2m làm trục x, trục vít me phi 30 bước 5 hành trình 830 bk,bf25
cặp ray bản 25 dài 530mm con trượ có cánh làm trục y trục vít me 20 bước 5 hành trình 400
trục z là bộ combo gang đúc của bác hung07 (em nợ hình sau ạ) hành trình khoảng 250-300 mm
khung máy em làm bằng thép 10-12 mm
tham vọng của em làm con máy phay nhôm và có thể phay mặt phẳng sắt để chế cháo
các bác xem xét có cấu hình nào ổn nhất cố vấn cho em với ah
em cảm ơn nhiều
Tăng công suất motor chỉ tổ phí tiền thôi. Bác này chạy ăn sắt nên gia tốc không lớn, chạy tốc độ thấp là ok. Mình đảm bảo 200w công suất ăn đứt con step 86 rồi. Vấn đề là servo chạy tốc độ cao nên torque thấp vì thế để tăng moment lên nên gắn thêm cái đầu giảm tốc tỉ số truyền 5-10 cho motor là hợp lý.
----Bộ AC servo 200W với giá tiền , torque , tốc độ tương đối ăn sắt thép thì không có cách gì qua mặt được anpha 911 , ngay cả qua hộp số 1:5 thì tốc độ max chỉ là 600rpm , chưa nói tới khoản khi vận tốc max nó có báo lổi thương xuyên hay không nữa và việc turning AC servo là một điều không dễ dàng gì , nhiều bạn bán hàng chỉ test quay tít mù , thắng cái két quá ấn tượng nhưng hỗ trợ lắp vào máy cho ngon thì chắc người biết làm trên đây chỉ đếm đầu ngón tay. AC servo ngon khi dùng đúng chổ và đúng người dùng , em cũng ngu lắm chỉ biết các cao thủ nói chuyện vậy thôi , và em chấp nhận trước mắt biết tới mấy em step có hồi tiếp là mừng mắt mở không ra rồi.
Cứng mà nhẹ chỉ là lý thuyết , giống như em xe F1 làm sao thồ hàng được như xe tải . Nói chung chỉ dừng lại và đi vào từng tiêu chí nhất định thôi , nếu ăn sắt mạnh bạo thì phải hi sinh tốc độ và gia tốc tăng trọng lượng máy để nó hấp thu hết rung động, nếu cần tốc độ thì chấp nhận ăn lớp mỏng mua dao xịn và khung máy nhẹ nhàng.
quan trọng nhất là cái khung phải nặng và vững để chống rung động còn các cơ cấu khác trên đó thì dựa vào tiêu chí nào mình chon phương án thiết kế sau .
Dạo này anh em cũng có nhiều thời gian nghiên cứu học hỏi , em chỉ mong muốn anh em cố gắng đi vào chính xác những gì đúng nhất có thể vì có các anh em có kinh nghiệm tư vấn và hướng dẫn, đừng chọn cách có gì , mua gì làm đó , chỉ tổ tốn tiền và tốn thời gian , thời gian mò mẩm tụi em ôm hết rồi , mấy bác mới đừng ôm nữa thảm lắm và tụi em cũng chán lắm , thấy có nhiều lỗi cơ bản , nhiều người nói tới vậy mà anh em mới vẫn phạm phải.
EM thấy bác Tuấn hơi hói hói là cái ông dữ dằn nhất nè , đi sau cùng nhưng chơi tới bến luôn , em phục cái khoản nạo vô địch của bác ấy và cuối cùng bác ấy có 1 cái máy gần xong quá ngon, chac71 bây giờ level canh chỉnh bác ấy dữ lắm rồi , bác nào mà chém gió là chết ngay với bác ấy... em cũng né luôn , hết thời gian chém gió rồi heheh, nhiều bác sau này ghê gớm thiệt.
Nguyễn Hoàng Nam
n_h_n2002@yahoo.com DT: 0908415648
Bác đừng nói công suất ở đây mà , bác chọn tiêu chí gì thì mới chính xác được , ví dụ em cần 500rpm torque kéo 2N.m , vậy con 200W bác xem làm được điều đó không mặc dù công suất về W nó hơn con ASM98
Nguyễn Hoàng Nam
n_h_n2002@yahoo.com DT: 0908415648
vậy 1000RPM , 2N.m nó bó chim luôn. Chưa hết cái hộp số đó nó có độ rơ ấy nhé , cái không có độ rơ chắc cũng nuốt luôn nữa giá
Lần sửa cuối bởi Nam CNC, ngày 18-06-2015 lúc 08:35:39 PM.
Nguyễn Hoàng Nam
n_h_n2002@yahoo.com DT: 0908415648
Kaka các bác bềnh tễnh...em nghi ngờ bác này chơi bộ ĐK hơi bị hoành tá tràng đấy ợ...em hóng
Vì sao em suy đoán vậy? Em chả phải dìm hàng bác chủ gì đâu, suy đoán của em thôi ợ
1. Là vì bác ấy khai làm máy lần đầu mà chơi máy bệ gang đúc và sử dụng Servo là hơi bị nghi vấn
2. Bác chủ là ng HN. Bây giờ, đặc biệt là các bác Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu máy CNC thông minh tè lè dữ lắm cơ. Đã có 1 đề án làm cánh tay Robot 5 bậc tự do đo tọa độ mặt cầu, động cơ đk là servo Yaskawa => bộ Đk hơi bị kinh đóa :3
3. Bác chủ biết dùng PLC ??? Thấy bác có hỏi thăm bộ PLC nên chắc là dân điện tử - tự động hóa mới biết xài.
Em Đính Chính lần 2 là chả phải dìm hàng bác chủ đâu nha kakaka. Dạo này cao thủ như mây nên em cứ lót dép mà hóng là khỏe nhất hehe
TPHCM - sdt 0907983682
https://www.facebook.com/CNCSP268/
Hehe, với tốc độ và moment vậy thì step 98 chạy sẽ bị mất bước. Mình chỉ căn cứ tài liệu rồi rút ra kết luận vậy thôi, chứ thực tế bác bảo chạy ko mất bước mình cũng chịu. Hehe
Còn hộp số nếu sử dụng đồng bộ thì mình nghĩ độ rơ không thành vấn đề. Mấy bác truyền động đai còn được nữa mà.
bác Hùng ơi bác có thấy bộ z quen ko hihi bộ z mua của bác đó nay đinh chế thử nó vào đây xem có dc ko
em học học viện kỹ thuật quân sự mà
có học đôi chút về động cơ sẻvo lên chọn nó luôn cho công nghiệp nhưng ko biết công suất có đáp ứng dc ko vì chưa có kinh nghiệm
tiêu trí thì em cũng ko có gì lắm chỉ muốn làm cái máy trước để báo cáo chút sau để chế cháo theo sở thích thôi các bác có kinh nghiệm chọn động cơ thì giúp em nhé với tốc độ như thế nào thì hợp lý nhất ạ
mấy con servo cũng là có sắn lên em hỏi có tận dụng được ko thôi
biết trước ntn em ko dấu dốt nữa may có các bác giúp cho ko thì căng
thank all
Hehe thấy cái hình là em biết con Z của em rồi, bác chế cháo gắn motor vào chưa nhể
Học viện kỹ thuật quân sự toàn mấy ông tính toán mô phỏng nòng pháo với bệ phóng kinh nhắm...viễn thông tự động cũng khá là căng...nhưng thôi em ko chuyên sâu kakaka.
Bác chơi servo là đỉnh nhất rồi, hồi tiếp vòng kín hiệu chỉnh sai số vị trí liên tục nên không lo mất bước gì. Còn việc truyền động thì theo em là hạn chế qua hộp số hoặc đai vì có độ rơ cả. Tuy nhiên với tiêu chí gọn gàng khỏe khoắn thì em nghĩ nên khuyến khích xài pulley đai tỷ lệ 1/2 hoặc hơn cho nó êm cái cốt motor và tăng moment. Xài 400w hoặc hơn là chết ngắt liền, giá chênh lệch không nhỏ à
TPHCM - sdt 0907983682
https://www.facebook.com/CNCSP268/
chú ý lại kết cấu Y , vì với hành trình đi sát vào trong cả bàn máy , đồ gá và phôi sẽ đi vào phía trong và nằm dưới gầm Z , nếu không tính toán các tình huống gia công , đồ gá , vật thể gia công lớn nhất co thể , sau này làm xong gá lên thì hỡi ôi , mất tiêu 1/2 hành trình Y.
Nếu có nâng cấp dùng trục xoay thì phải tính cao độ trục Z , nhớ tính gá dao đầy đủ thì ít nhất mũi dao cách bàn máy tầm 10mm , còn không phải có phương án dịch chuyển nâng hạ spindle.
Lần sửa cuối bởi Nam CNC, ngày 18-06-2015 lúc 09:42:57 PM.
Nguyễn Hoàng Nam
n_h_n2002@yahoo.com DT: 0908415648
Xin bác đừng nói ăn sắt chạy tốc độ thấp ok nhé, em khẳng định DIY máy ăn sắt chạy chậm khó hơn chạy nhanh nhiều lần. Vì sao? Ăn sắt tốc độ giữa spindle và di bàn và dao liên quan chặt chẽ với nhau, nếu di bàn chậm thì spindle cũng phải quay chậm, tìm một con spindle quay chậm mà moment vẫn đảm bảo cắt được sắt ngon e là khó như lên trời(có hay không và có thì giá tiền không rẻ) trừ khi spindle kéo qua hộp số, dây đai rất phức tạp... Giả sử spindle được kéo qua hộp số tốc độ quay giảm để tăng moment, lúc này bàn di có thể chậm được nhưng hỡi ơi ăn mỏng thì chờ dài cỗ mới ra sản phẩm mà ăn dày thì cái hệ ray trên kia không tải nổi để đảm bảo được hiệu suất gia công. Xin đừng để spindle quay vù vù mà bàn di lù đù khi ăn sắt nhé, thời gian đi mài dao có khi nhiều hơn thời gian máy chạy.
Bác chủ thớt hình như vẽ bằng inventor, bác vào bản vẽ cho anh em xin cái cân nặng của các bộ phận chuyển động, từ đó mới tính ra được tốc độ, gia tốc 1 cách tương đối để phù hợp với hệ động cơ kéo bác muốn dùng.
Zalo: 0975 826 040. Nguyen Van Khoa 131 2128 6777 016 NH Techcombank HD.