Kính các bác, cái dự ớn con máy c đểu của em vậy là không kịp phần xác trước tháng 7 òi, mấy hôm nóng quá em chịu không ngồi nạo được, mà từ tháng 7 là em lại phải đi làm thợ vịn chả biết bao giờ mới về ( trước tháng 7 thì lang thang ít hơn tẹo ạ )
Xa nhà mà buổi tối ngồi buồn chả có gì để nghịch, em vẽ cái vai con máy plasma em định làm, cả nhà xem giúp em với ạ.
Vật liệu làm khung em đã có mấy cây sắt hộp, 180x180 dày 12 hay 18 gì đó, dài 3m/ cây nên em làm trục Y dài 3m, X 2m gì đó, vậy hành trình còn lại chắc khoảng 2,4mx 1.6m ạ.
Hai vai Y bắt luôn xuống nền, không di chuyển ạ, còn cái khay để vật liệu lên em chế sau, chắc làm cái ray kéo ra kéo vào chi đó ạ. Mục đích là để khi cắt tôn dày, mọi người cẩu tấm tôn lên lúc đặt xuống bàn máy có nhỡ tay tý thì nó cũng không ảnh hưởng đến khung máy ạ.
Động cơ dùng sì tép lai 86 cho cả 3 trục. Qua hộp số 1:5, chạy thanh răng bánh răng a ( thẳng hay chéo em cũng chưa biết )
Hai block trục Y em để cách nhau 500-600 gì đấy, vai là 2 miếng tôn dày 30, cho thêm 2 cái gân 20ly nữa ạ. Dã tâm của em là X Y cần vuông với nhau, vì một lý do gì đấy mà mô tơ chạy lệch thì nó kẹt không chạy được.
ray thì chắc dùng ray 20 hay 25 cho nó dễ ta rô, bé quá ta rô dễ gãy mũi lém ạ.
Hình thì em gom lại nó như thế này :
Cái hộp chắn bụi em lấy tôn 5 hay 8 rồi gấp, bắt ốc vào Y để nhỡ có rơi cái gì vào thì đỡ hỏng cái ray trượt. Chắn bụi em định dùng loại chun chun kéo ra kéo vào như thế này ạ :
Em chưa biết lắp cái này như thế nào, tạm thời cứ tính là làm cái cạnh đỡ dưới, đỡ trên đã ạ, lúc lắp vào chắc nhét ở phía đầu vào
Máy cắt không cần chạy nhanh ạ, vì tôn mỏng nhất là 1,5ly, chỉ cần làm sao nó cắt sai thì em biết để chỉnh lại máy hoặc cắt tấm khác là ổn ạ
Thanks
Con này sẽ khỏe như trâu ý chứ..
Thiết kế của bác khá ổn, việc lắp mấy cái chắn bụi ấy dễ mà bác lo làm gì
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
hai block trượt bác Tuấn để xa bao nhiêu vậy? e nghĩ tầm 250-300mm là ổn đó.Do là máy plasma nên e nghĩ bác k cần fai làm thép dầy thế đâu, hai vai hai bên dùng thép dầy 20-25mm thêm gân cứng nữa là ok, trục X chỉ cần dùng loại 8-10mm là ổn đó.
Sđt : 01689951660
Hiện 2 block em đang định để 500-600 gì đấy bác ạ. Còn trục X thì sắt này em mua sẵn rồi nên lôi ra dùng thôi ạ.
Em nghịch con máy c để rút kinh nghiệm chế con này. Hiện giờ bọn em vẫn đi cắt laser, khá đắt và tốn công, thời gian vận chuyển, dung sai cần thiết là +- 0,5mm. Đây là vấn đề em ngại nhất nên mới cho cái vai nó rộng chút cho chắc ăn
Một vài góp ý bác xem thử có phù hợp với mình khg:
1. Nên dùng Servo, mitsu đời J là tiện nhất, dễ sử dụng, khoảng 20 parameter, giá rẻ dao động khoảng 9-11tr/1bộ 1kw (cái này cần thì e bảo kê).
2. Trục X nên hàn ghép 2 hộp 180 x 180 x 8li. (Có sẵn)
3. TrụcY nên dồn cặp ray về 1 phía (phía này có vít me trục Y luôn), khoảng cách giữa 2 ray khoảng 600, nghĩa là trục X sẽ có 1 đầu chạy bằng con lăn.
4. X & Y đều dùng vít me, cái này e cũng có thể bảo kê cho bác, giá dao động từ 8- 10tr cho cả X&Y theo hành trình của bác.
Với cơ cấu cơ bản trên thì sai số 0.5 bác đưa ra là chuyện nhỏ nha.
Thanks
Em thấy bảo cắt plasma cắt càng mỏng thì càng cần phải chạy nhanh có khi phải đạt đến 13m/ph, do vậy nếu lựa chọn vật liệu, kết cấu không hợp lý sẽ không thể đáp ứng được vấn đề này. Bác tham khảo thêm xem sao.
Lê Minh Dương : 0984 715 003
em vẽ bằng cimatronE10 , tự học qua clip cũng dc 2 tuần , cũng dễ tiếp thu mặc dù em dốt autocad .
Giờ bác cứ vẽ phác thảo với kích thước chính xác rồi xuất qua .dxf em dựng lại 3D cho bác ! coi như bài tập thực hành của em .
------------
Thịnh CBNN 0937 237 bốn ba tám .
Chạy bằng vitme bi, em tạm tính hành trình trục Y là 2500. Vậy với vitme 25, hành trình 2,5m tốc độ tối đa là 754v/phút. Nhân với hệ số an toàn 0.8 là 603v/phút.
Má ui cái này chạy bước 10 có thì nhanh quá, nhanh nhanh quá
Công thức :
D= đường kính thanh vitme, tính bằng mm.
L= chiều dài hành trình, đơn vị là mm.
Plasma thì tốc độ cắt thép mỏng tối đa max 11000mm/phút. Chú ý nếu cắt chậm thì xỉ bám chắc lắm, gõ không ra, mà nhanh quá thì không đứt, đó là theo nguồn Hypertherm. Cái quan trọng nữa là chạy không không tải tốc độ ít cũng vào khoảng 15000mm/phút. Chậm hơn tốc độ này thì không có lãi...
Dịch vụ cắt Laser fiber- Plasma- Oxy/gas CNC tại HN. Việt Anh: 0913209856
Em hiểu thế này có đúng không bác ơi ?
Hai cây ray nằm trên hai cái hộp, hai hộp này đóng khung với nhau thành một hình chữ nhật, tạo liên kết chắc chắn. Hai cây này nằm cùng một bên. Mô tơ và vit me nằm giữa 2 cây này.
Khoảng cách giữa các block cũng như ray là khoảng 600. Hai cây hộp 180 dày 8 hàn với nhau theo chiều ngang làm trục X , rồi liên kết với tấm đế màu đỏ.
Hai hộp này dùng hộp dày 8, đủ khoẻ khi hàn với nhau để không thể bị bẻ ngang, không quá nặng để khi chạy theo Y nhỡ có đổi hướng thì lực quán tính cây X bẻ ray trục Y, liên kết với tấm đế màu đỏ chỉ chạy 1 vitme ở giữa bảo đảm khi chạy cây X luôn luôn vuông với Y. Nhìn cái này em nghĩ trục X thòi ra mà khi chạy vô phước quệt vào chú nào chắc chú ấy ngã lăn queo mà đầu kia của trục không xi nhê gì roài
Đầu bên kia của trục X chạy trên một cái gì đó thẳng thẳng, có bánh xe đỡ là được ạ ?
Ở đây em vẽ là dùng cây dẫn hướng của thang máy, mấy cây này chịu khó chọn chăc kiếm được cây ngon
Tấm đế màu đỏ em vẽ là để hàn vào trục X, còn tấm màu xanh lam ở đưới là để bắt block trượt trục Y. Hai tấm này khi bắt lên nhau có thể căn chỉnh cho X vuông với Y. Sau đó vặn chặt rồi thêm cho mấy con chốt định vị là ổn phải không ạ ?
Vì trục Y chỉ chạy 1 vitme, 1 mô tơ nên nếu có dùng servo thì cũng không phải là quá khó điều khiển như trường hợp chạy servo song mã có phải không bác ui ?
Lần sửa cuối bởi Tuấn, ngày 08-07-2015 lúc 11:05:41 PM.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Nếu quyết định chạy vit me thì em vote cho mẫu này ạ. Còn nếu quyết định chạy thanh răng thì em vote cho mẫu song mã 2 bên.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM