Ham cái máy song mã chạy tới chạy lui nhìn cho sướng mắt mà chưa có điều kiện làm. Rãnh rỗi sinh nôi nổi, lôi mấy món đồ ve chai sắt vụn ra làm một cái Router nho nhỏ hành trình 300x400x100 vừa để để giải tỏa cơn ghiền vừa để trau đổi, học hỏi kinh nghiệm, sẳn tiện xin ít gạch đá về làm đồ chơi.
Cái này mình làm trên phương diện lắp ghép đủ thứ chứ không bì với mấy bác có đủ điều kiện săn đồ với điều kiện gia công chính xác cao nha, các cao thủ cứ chém thẳng tay nhé, gạch đá chọi mình lụm hết nha.
Mục đích: làm cái này cũng chưa biết đạt được độ chính xác cũng như độ cứng vững tới đâu, chỉ là mong cắt được vài miếng nhôm nho nhỏ xíu xiu với 3D gỗ, mica nhỏ lặt vặt.
Máy làm với phong cách “Ruồi bu cùi bắp” kakaka. Kết cấu máy làm theo phương châm vớ được cái gì thì cố gắng hết sức sử dụng cái đó rồi lắp ráp lại theo kiểu “Đè đầu cưởi cổ” – “Thằng nhỏ đè thằng lớn”. Có nghĩa là các chi tiết bên trên lắp ráp nằm ở mặt trên của chi tiết bên dưới đó, chứ không lắp vào cạnh hông. Mục đích tránh bị lỏng ốc trượt xuống trong quá trình vận hành. Toàn bộ dùng linh kiện rời, không dùng combo
Đã nói “Ruồi bu cùi bắp” thì trước hết phải chuẩn bị cái cùi bắp cái đã hehehe. Cùi bắp là 1 miếng thép phẳng hang tháo combo gì đó của bác Quảng, kích thước 500x700x10. Do bị khuyết 1 miếng nên sử dụng phần còn lại 500x600. Phần thừa ra để nguyên cho đẹp (sau này sẽ là cái mặt bàn nho nhỏ để dao cộ này nọ cho tiện).
Có cái cùi bắp thì vẽ vời tí cho khí thế. Mấy tấm hình này không được đồng bộ do không có thời gian nên vẽ tới đâu ra hình tới đó, có khi thay đổi tí ví dụ như mấy miếng gân tăng cứng vai có thay đổi chút ít giữa các hình nên mấy bác thông cảm chổ này. Chủ yếu thể hiện kiểu dáng để theo đuổi ý tưởng thôi.
Bắt tay vào việc là tranh thủ làm cái vai cho đẹp. Các miếng má trong và ngoài đều phay hạ bậc 1mm để ghép gân. Đầu tiên là làm cái má trong trước, sau này lắp má ngoài lúc cân chỉnh XY.
Ghép thêm cái X bằng nhôm 30x60 loại vuông cạnh và sắt U (2 mặt trên dưới thanh sắt U có đắp epoxy cho song song).
Còn cái này là Z ghép bằng nhôm tấm và sắt thanh 20x30. Lần đầu làm bằng máy cùi nên xấu quá trời. Cái Z này sau khi xong máy chắc phải làm lại cho đẹp hợn tí nhìn cho đỡ mắc cỡ hihihi.
Tạm thời như vậy thôi. Chờ gom được chút gạch đá để làm tiếp.
DIY muôn năm! - ĐT: 0939902577 - Email: nghinguyenvn@gmail.com
Máy quá đẹp . Này mà ruồi bu cùi bắp nữa thì con máy của e ko biết xếp vào cái hạng nào
Lê Hồng Minh O96675O52bảy dc: Z129 Đội Bình- Yên Sơn- Tuyên Quang
Vầy mà gạch gì nữa đại ca? Đẹp roài.
Mà cái trục X, liên kết giữa 2 thanh nhôm là thép C (hoặc U) à?. Thép đùn hay cán ra thì 2 cái mặt nó cũng không chuẩn lắm. Bác kiểm tra lại mặt phẳng lắp ray nhe. Nếu nó nghiên thì ứng suất lên ray lớn, chạy sẽ nặng lém.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Ngu như kiến - đi nghiên cứu
Mail: khangscc@gmail.com - Zalo 0907579870
Vấn đề này mình giải quyết rồi bác. Ko có điều kiện phay phẳng với lại máy nhỏ nên xử lý bằng cách dùng Epoxy dẻo 511 đắp lên 2 mặt trên và dưới thanh sắt U chổ lắp cây nhôm định hình như vầy nè.
Dùng 1 tấm thép phẳng và 2 cây nhôm đúc để ép epoxy cho nó thành 2 mặt phẳng song song chứ ko còn lồi lõm như cây sắt nguyên thủy.
Ép xong nó ra vầy nè
@ cây nhôm dùng để ép là 2 cây này (Cặp nhôm này GORLAK biết rõ nè)
![]()
Lần sửa cuối bởi saudau, ngày 21-08-2016 lúc 11:27:04 AM.
DIY muôn năm! - ĐT: 0939902577 - Email: nghinguyenvn@gmail.com
Kaka...
Nhắc tới mới lòi ra thêm mấy cái ảnh và công đoạn xử lý.
Để mình "soi" thêm để tìm hiểu công nghệ.
Nói riêng về vụ AB để làm bề mặt. Với điều kiện giới hạn về năng lực gia công thì việc dùng AB để hổ trợ tạo bề mặt tốt hơn cho lắp ghé mình có làm nhiều. Cơ bản thì với máy mini không thấy nó bị "yếu".
Cụ thế:
- bề mặt kim loại (sắt) ta mua về thường không phẵng, vặn, xoắn. Nếu không phay, bào tạo lại bề mặt thì khi lắp chi tiết lên sẽ rất khó hiệu chuẩn. Xiết ốc đầu này thì đầu kia nó sai. Không có máy gia công hoặc có máy nhỏ chạy sắt không được. Làm thế nào?.
- làm sạch bề mặt. Dùng bánh nhám quét sạch bề mặt cần thi công.
- dùng băng keo & xốp cách ly phần cần thi công (để ít tốn keo).
- dùng epoxy kim loại (AB xám, AB dẻo v.v... thường pha 1:1). Đổ một lớp mỏng (dày vừa đủ với nhu cầu), phả đều.
- nếu để phay lại thì giờ chỉ cần chờ keo chết rồi mang phay.
- nếu không phay lại thì dùng dưỡng. Làm như bác saudau. Nhớ là bề mặt dưỡng dán 1 lớp băng keo nhe.
Keo AB này về lý thuyết là mềm. Nhưng theo mình nó không ảnh hưởng nhiều đến kết quả chung. Vì nó mềm nên gia công lại dể dàng, dể hơn xơi nhôm, cứng như nhôm. Nhất là lớp mỏng và tiếp xúc diện tích lớn thì càng cứng.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Mấy hôm nay nhiều việc quá. Mới thêm được có nhiêu.
"Lắp khung sắt phay phẳng vào khung sắt hàn DIY". Tội nghiệp con nhà nghèo vùng nông thôn túng quá nên xử lý bằng cách này. Bác nào có cao kiến quăng cho mình xin cục gạch để sửa lại vì chưa ráp dàn trên dù sao cũng tốn thêm ít công cho nó hoàn chỉnh hơn.
Khung sắt U và V tự hàn để làm cái khung cũng là cái đế cho vitme chạy thôi. Do tay nghề hàn thấy ghê gớm quá nên xách đá mài dọn rồi sơn luôn để che xấu đi, hihihi.
Do khung hàn bằng sắt chợ nên không được thẳng, kèm theo khung hàn canh rất kỹ và chỉ hàn ở đầu thôi nhưng vẫn bị vênh so với tấm thép phay chuẩn là đương nhiên. Nếu để nguyên xiết ốc lock vào cái miếng thép phẳng thì có thể làm miếng thép biến dạng. Xử lý vụ này mình không có chổ phay nên tiếp tục dùng Epoxy để lấy phẳng theo miếng thép.
Epoxy dùng là thứ này
Làm sạch bề mặt: Dùng máy chà nhám chà sạch bề mặt cần đắp keo
Trộn keo tỷ lệ 1:1, trét đều bề mặt thật kỹ cho keo bám đều, chú ý sao cho lớp keo ở phần giữa dày hơn chút ít.
Dùng băng keo dán lên miếng thép phẳng cho ko bị dính keo. Chổ này mình dùng 2 miếng mica vì trên tấm thép có khoan lỗ từ trước. (Dùng Mica loại tốt – mình dùng mica FS – tránh lỗi lõm do lỗi không đều của các loại mica rẽ tiền).
Dùng cảo ép chặt 4 góc của khung sắt hàn và tấm thép cho keo tràn ra các bên, trãi đều lấp khoảng trống.
Chờ khoảng 2 phút cho keo chang đều rồi tháo cảo ra cho cái khung sắt hàn vs tấm thép trả về hình dạng tự do của nó (ko để lâu vì khi keo bị cứng là trò này không linh ứng ah nha). Khoảng 2 tiếng sau dùng dao cắt 1 đường chổ keo bị tràn ra để khi tháo ra dễ cắt bỏ keo thừa, vì Epoxy rất cứng.
Và đây là kết quả sau 15 tiếng đồng hồ đi làm chuyện khác, kekeke Bóng như gương
Lắp vào vừa khít, so 2 cây thép vs cái mặt bàn gang phay nhảy 2 vạch (hehehe hi vọng lắp ray vào cũng đừng có khuyến mãi thêm vạch nào là mệt ah) (Cái mặt bàn gang này Rô Méo rành nè ). Ah mà ko biết cái đồng hồ so rà vậy được không mấy bác?
Còn 2 miếng bể để mai rãnh cũng dùng Epoxy đắp luôn cho nó đẹp (chổ đó không có lỗ ren gá phôi, chỉ cần phay ngang cho phẳng lại sau này gá phôi cho dễ thôi.
Theo tiêu chí ban đầu là “Ruồi bu cùi bắp” nên Vitme Y và step sẽ bu bám vào cái miếng thép cùi bắp trăng trắng đó luôn chứ không lắp vào cái khung đen thui lui bên dưới
Công trình mới tới đây thì phải làm việc khác òi. Phải làm xong việc cho gấu mới tiếp tục được
Thanks các bác quan tâm!
Lần sửa cuối bởi saudau, ngày 26-08-2016 lúc 12:18:14 AM.
DIY muôn năm! - ĐT: 0939902577 - Email: nghinguyenvn@gmail.com
Lần sửa cuối bởi secondhand, ngày 26-08-2016 lúc 12:56:05 AM.
Vụ dán mica chống dính bác có thể dùng băng keo teflon chịu nhiệt, loại bà con hay dán vào máy dán túi ni lông ý ạ. Một mặt có keo, còn mặt kia nó phủ teflon, chắc để khô keo mới tháo cũng không bị dính
![]()
Thanh niên quê em chỉ lấy vợ là nhanh
@secondhand: Cái máy này tui lấy tấm thép phẳng và cái mặt bàn gang phay 6 cạnh làm chuẩn, khi lắp đồ lên đó thì so với cái mặt bàn chứ so với cái gì cha?
@Cụ nhắc tui mới nhớ cái băng keo này. Thứ này dính khá tốt, mặt phủ teflon thì ko dính gì. Dem làm cái vụ này sướng thì thôi luôn.
DIY muôn năm! - ĐT: 0939902577 - Email: nghinguyenvn@gmail.com
băng keo đó không rẻ đâu à... mấy xị 1 cuồn be bé thôi dài 5m , dán hết cái máy chắc mấy cuồn.
Nguyễn Hoàng Nam
n_h_n2002@yahoo.com DT: 0908415648
Hình như 300k 1 cuộn bé bé xinh xinh.
TPHCM - sdt 0907983682
https://www.facebook.com/CNCSP268/
Nhưng mình thì ủng hộ dùng băng keo cuộn to cực mỏng hay được dùng dán thùng carton. Băng keo tep-lon đắt và dày và có gân.
Nếu chỉ vì mục đích chống dính thì mình dùng băng keo đục loại thường thôi. Trước khi dán lấy ít base Cana lau trên bề mặt cần dán để sau này lột ra ko để lại keo của băng keo. Còn băng keo nylon thì ko ăn epoxy đâu.
Sẳn tiện nhớ lại thời chơi lai tạo cá Betta. Dùng băng keo đục thì nó dính kinh, khó gỡ. Nên khi dán hồ kiếng mini mình dùng băng keo trong. Làm xong đem ngâm vào nước hoặc lau nước lên khoảng 5 phút sau nó tự tróc ra. Chỉ cần lấy cước nylon chùi nhẹ là đi hết keo.
DIY muôn năm! - ĐT: 0939902577 - Email: nghinguyenvn@gmail.com
Trước không có khã năng gia công, em cũng dùng epoxy nhiều.
Làm xong dùng luôn hoặc đổ keo dày lên rồi phay lại với máy tự trồng. Hoặc cả mài rà, rà trên epoxy nhanh hơn rà trên sắt, mà lại bổ khuyết được những chổ lõm.
Làm với epoxy thì để chống dính dùng nhiều cách, trong đó dùng băng keo thông dụng là dễ & rẻ nhất. Để dể bóc tách (dù không dích, nhưng với bề mặt lớn thì cũng không dể), cẩn thận lau (thoa) một lớp Cana mỏng lên bề mặt cần chống dính. Sang hơn thì có loại sơn chống dính chuyên dùng cho ngành epoxy, xịt phát, chờ khô là dùng. Đảm bảo bóng đẹp.
Nhớ là phải vệ sinh bề mặt cần đắp epoxy thật sạch, dùng bánh cước hoặc chải sắt. Nếu nó dính dầu hoặc rỉ sét thì một thời gian sau sẽ bong tróc.
Giờ thì thường đem thuê gia công, nên nếu là sắt thì cho lượng dư hơi nhiều (sắt quá rẻ so với công xá), sau đó gia công lại tiện thể bù biến dạng.
Tiện nói về gia công.. em thấy rất nhiều nơi nhận gia công, thông qua quy trình họ làm, em đánh giá là kiểu gì sau khi gia công tháo xuống nó đều biến dạng tiếp. Đê đảm bảo thường quá trình gia công em yêu cầu được làm theo cách của em, can thiệp & hiệu chuẩn phôi trước khi tiến hành để đảm bảo biến dạng sau gia công ít nhất có thể.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Vụ thường hóa vật liệu cụ TCM có dạy em một chiêu: cụ ấy hàn xì xong, để đó 1 tháng rồi mới đem gia công, trong 1 tháng ấy cụ ấy phôt pho hóa hay cái chi chi hóa đó bằng cách hàng ngày tè vào nó. Cụ ấy còn khoe bằng cách này, cứ mỗi khi chế máy là nhà lại đỡ hẳn tiền nước xả bồn cầu![]()
Thanh niên quê em chỉ lấy vợ là nhanh
Thường hóa sau khi hàn thì nhiều cách lắm ạ, chi phí khác nhau, hiệu quả cũng khác nhau.
- Rẻ nhất là dùng tự nhiên, mượn sức mạnh thiên nhiên để làm. Hàn xong cứ vứt ra sân, phơi nắng, phơi mua một thời gian. Bèo bèo phải vài tuần, cả tháng, thậm chí hơn. Mặt trời sẽ làm nhiệm vụ của nó. Tốt nhất nên chống sét trước khi vất ra sân, không khéo sau thi thường xong thì thành rác luôn.
- Kế nữa là dùng than đá, làm cái lò, nung cho nó nóng đỏ rồi cứ để vậy cho lò tự tắt, rồi để vậy luôn cho nó nguội hẵn thì dùng. Mà nhớ là không có thổi lò nhé, không khéo nó cong tè le.
- Cách khó nhằn là nung & kiểm soát nhiệt. Sau đó để nguội chậm kèm theo kiểm soát nhiệt. Hehe..
Thôi, em chọn cách rẻ nhất vậy.. có điều hơi mất thời gian tí.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Do bận việc tý nên làm chậm quá, chỉ hí hoáy ban đêm được chút ít. lắp ray Y lên so so kéo kéo đẩy đẩy thấy ổn. Gác lun cái X lên tiếp tục so so kéo kéo đẩy đẩy thấy kim cũng chỉ nhích qua lại chút xíu (min-max trong khoảng 2 vạch). em nó ra hình vầy.
Thấy cũng êm nên gá Z lên lun để so vuông XY
So so kéo kéo đẩy đẩy tiếp tục. Do là máy DIY nên cố gắng cân chỉnh hết mức có thể khi lắp ráp để ko phải tháo ra từng phần khi hoàn chỉnh. Tuy nhiên độ chính xác gia công còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Theo mình thì cố gắng cân chỉnh thật chính xác từng công đoạn sẽ hạn chế được sai số tổng khi máy hoạt động.
DIY muôn năm! - ĐT: 0939902577 - Email: nghinguyenvn@gmail.com
Lắp miếng mica là spoilboard hả em ?