Arduino - Quadrature Encoder reader -------- Đọc encoder bằng Arduino.
Lâu quá không dụng tới mấy cái board Arduino, sợ mấy cái board buồn nên hôm nay phải lôi ra làm cái thí nghiệm nhỏ nhỏ
Cũng để tiếp nối chủ đề Encoder là gì. Hôm nay CKD làm một bài tập nho nhỏ.. ứng dụng Arduino để đọc Encoder.
Để có thể đọc Encoder.. CKD tiến hành làm thêm một mạch đệm, làm trung gian giữa encoder & Arduino. Mạch đệm này có công dụng "chuẩn" tín hiệu từ encoder gởi về Arduino, do đó góp phần chống nhiễu.
Để mọi việc đơn giản và nhanh chóng, CKD chế tạo một prototype board bằng Arduino Proto Shield. Đây gần giống như board đụt lỗ, giúp việc gắn kết các linh kiện được dễ dàng & nhanh chóng. Được thiết kế với các pinout tương thích với các board Arduino.
Board đệm sử dụng IC 74HC14, là loại Schmitt Triger Inverter cùng vài con tụ & trở.
Sơ đồ cơ bản thế này
Kết nối với board Arduino như sau:
- 5V+ để lấy nguồn nuôi.
- Gnd
- Pin 3 -- tín hiệu enocder A
- Pin A4 - tín hiệu encoder B
Vài hình ảnh Arduino Proto Shield sau khi gắn thêm kinh kiện.
* Trên Arduino Proto Shield ngoài chức năng đệm cho encoder thì còn đệm thêm cho vài tín hiệu khác.. dự phòng cho các thí nghiệm kế tiếp.
* Thêm vài con LED để biết trạng thái tín hiệu.
- Có thể mua Arduino Proto Shield ở TME với giá 60K/bo.
- Cũng có thể mua ở http://store.arduino.cc/product/A000077
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Cái câu may quá... lại vừa khít này là tội lỗi của ông Giang, mấy pa xạo quá là xạo
Lần sửa cuối bởi Gamo, ngày 04-06-2015 lúc 01:28:13 AM.
Ngoài làm cái mạch thì phải chuẩn bị phần code cho Arduino nữa..
Phần code thực thi vài nhiệm vụ như sau.
- Khai báo các pinout, các thư viện có sử dụng.
- Phần xuất tín hiệu, điều khiển LCD.
- Phần nhận tín hiệu encoder & đếm.
1. Khai báo sử dụng thư viện.
Sử dụng thư viện LCD của Arduino. Khai báoMã:/* Use a 16x2 LCD display. The LiquidCrystal library works with all LCD displays that are compatible with the Hitachi HD44780 driver. There are many of them out there, and you can usually tell them by the 16-pin interface. The circuit: * LCD RS pin to digital pin 8 * LCD En pin to digital pin 9 * LCD D4 pin to digital pin 4 * LCD D5 pin to digital pin 5 * LCD D6 pin to digital pin 6 * LCD D7 pin to digital pin 7 * LCD R/W pin to ground * 10K resistor: * ends to +5V and ground * wiper to LCD VO pin (pin 3) */ #include <LiquidCrystal.h> // initialize the library with the numbers of the interface pins // RS EN D4 D5 D6 D7 LiquidCrystal lcd( 8, 9, 4, 5, 6, 7);#include <LiquidCrystal.h>Khởi tạo biến cho LCD, sử dụng các pinout tương RS EN D4 D5 D6 D7 ứng với các pin 9 8 4 5 6 7.LiquidCrystal lcd( 8, 9, 4, 5, 6, 7);
2. Khai báo pinout
Khởi tạo lcd 16x2 (16 ký tự, 2 dòng)Mã:void setup() { // setup the LCD's number of columns and rows: lcd.begin(16, 2); // startup LOGO lcd.setCursor(4,0); lcd.print("CNCProVN"); lcd.setCursor(2,1); lcd.print("Pham Duy Anh"); delay(1000); lcd.clear(); // setup pin in/out pinMode(encoderPinA, INPUT); pinMode(encoderPinB, INPUT); attachInterrupt(1, doEncoder, RISING); //trigger when the pin goes from low hight }lcd.begin(16, 2);Khai báo pinout.pinMode(pin, mode)Khai báo sử dụng ngắt ngoài.
Với pin là số pin trên Arduino, mode là chế độ làm việc: INPUT, OUTPUT hoặc INPUT_PULLUP.
* INPUT là chế độ làm việc nhận tín hiệu.
* INPUT_PULLUP là chế độ làm việc nhận tín hiệu có điện trở kéo lên.
* OUTPUT là chế độ làm việc xuất tín hiệuattachInterrupt(interrupt, function, mode)
Với interrupt là số ngắt (với arduino UNO thì có ngắt 0 & 1), function là chương trình con được gọi khi có ngắt, mode là chế độ hoạt động: LOW, CHANGE, RISING, FALLING
* LOW ngắt sẽ thực thi khi tín hiệu ở mức Low.
* CHANGE ngắt sẽ thực thi khi tín hiệu thay đổi trạng thái từ low->high hoặc hight->low
* RISING ngắt sẽ thực thi khi tín hiệu thay đổi trạng thái từ low->high
* FALLING ngắt sẽ thực thi khi tín hiệu thay đổi trạng thái từ hight->low
Xem thêm Arduino - Mỗi ngày một ví dụ, từ dễ tới khó - VD001 - LED Blink
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
3. Thân chương trình chính cũng là chức năng xuất tín hiệu cho LCD
Di chuyển con trỏ đến vị tríMã:void loop() { lcd.setCursor(0,0); lcd.print("Encoder value:"); lcd.setCursor(1,1); lcd.print(enc); lcd.print(" "); }lcd.setCursor(col, row);Xuất ký tự hoặc chuổi ký tự ra LCD
Trong đó col là vị trí ký tự trong dòng, row là số dònglcd.print(string);
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
4. Chương trình con đếm encoder.
Chương trình này sẽ được gọi mỗi khi kênh A chuyển trạng thái từ low sang high
Thực hiện phép so sánh,Mã:void doEncoder() { if (digitalRead(encoderPinB)) enc++; else enc--; }
- nếu kênh encoder B có giá trị là hight thì cộng 1 giá trị enc++
- nếu kênh encoder B có giá trị là low thì trừ 1 giá trị enc--
Đây là cách đọc encoder 1X, với chương trình đơn giản nhất. Đương nhiên cùng với sự đơn giản nhất thì không được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên trong giới hạn của bài tập thì chấp nhận được.
Xem thêm Encoder la gi..
File có đính kèm bên dưới......
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Tks CKD, encoder thì chả biết gì, nhưng phần code LCD thì sẽ dùng đến.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Đọc kiểu này cho vui thôi anh .
Không biết e nhớ có nhầm kg, hình như con motor này 504 ppr chứ không phải 500. Có khi nhầm sang con khác.
Thanks.
Ủa, em tò mò: bác Phúc đọc encoder cho driver DC Servo của bác bằng cách nào?
Lần sửa cuối bởi Gamo, ngày 04-06-2015 lúc 04:41:29 PM.
Cái này nội dung chính là bài tập nhầm làm quen với lập trình. Sách vở căn bản thì.. nó hơi nhàm chán nên lái các ví dụ sang các ứng dụng có liên quan đến cnc cho nó hứng thú hơn. Phải từ từ, đi từ đơn giản rồi từ từ mới phức tạp được. Mấy cái lập trình & điện tử này mình cứ nhấm hướng tây thiên mà đi.. khi nào tới được thì tới, không tới được thì vui là chính cũng được ạ. Đem khoe lên đây để xem có đồng minh hay không? Cũng như có gì các cụ trùm về lĩnh vực này còn biết mà góp ý sửa sai .
Về phương pháp đọc encoder thì thấy cũng nhiều, mỗi người làm mỗi kiểu. Đơn giản như mình làm cũng có, phức tạp hơn tí cũng có, rồi so sánh gray code cũng có. Đi sâu vào mà nếu dùng thuần arduino thì cũng khó giải quyết vì nó chạy nhiều thư viện, nên tốc độ xử lý khá chậm. Muốn tăng tốc thì phải xử lý trực tiếp trên bit.. mà cái này thì không rành .
Cái này mình đã ứng dụng vào mấy cái nút xoay (rotary encoder) 20ppr thấy dùng được. Chủ yếu để tăng giảm giá trị gì đó.. chưa thấy vấn đề gì lớn. Không biết ứng dụng vào mấy cái cần tốc độ cao thì thế nào .
Định bụng là sẽ phát triển để làm DRO, đọc mấy cái thước quang. Cụ Nam ròm có giao cho 1 cây thước quang ngắn, tra cứu thì nó là dạng ABZ, 1000pp_mm. Có hứa với cụ ấy là làm thử cái mạch đọc.. cho hiện số. Nhưng mãi mà chưa làm được
Cái encoder của con DC này thì.. nhớ là đã có tháo ra xem, trên cái đĩa của nó có ghi 500, nên chắc là 500 đó ạ.
Bác có cao kiến gì thì giúp với ạ.
Thanks!
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
báo cáo bác đọc encoder kieu này nó sai bét nhè ạ . muốn chính xác phải dùng 2 ngắt chế độ any change dành cho 2 kênh AB .khi có ngắt được phục vụ thì load dữ liệu 2 kenh AB rồi dịch phải sau đó xor nó với dữ liệu kênh AB của chu kì trước , cuối cùng kiểm tra giá trị bit B sau khi xor sẽ ra chiều chuyển động .nếu đường truyền tốt ,tốc độ xử lý kịp ,code tối ưu thì sẽ tuyệt đối chính xác còn không đạt thì phải chuẩn hoá bằng xung index hay còn gọi là kênh C hoặc kênh Z . mình viết code đọc encoder luôn phải dùng asembly để tối ưu tốc độ .bác viết bằng adruno thì chắc chỉ chạy đưuợc encoder vai trăm xung .
Chắc em nhầm con Pitman này sang con nhỏ nhỏ nào đó rồi. Hồi trước mua kiểu này để lấy enc nhiều.
Một con MCU mà làm từng này việc thì em e là chạy không nổi. Cái Adruino này cũng tiện nhỉ, mà giờ e không có thời gian vọc rồi .
@ bác Gamo: em có trao đổi với bác CKD rồi, em thì luôn đọc enc 1 xung ra 4 trạng thái gray code để lọc nhiễu. Nhiều người bảo để tăng độ phân giải nhưng thực chất không phải, mấy con nhiều xung quá thì càng oải. Nên em chỉ khoái loại 500<ppr<2000 thôi.
Thanks.
Dạ theo em thì chả có gì đạt đến tuyệt đối chính xác ạ. Ngắt pinchange bác CKD cũng làm rồi nhưng trao đổi với em thì bác ấy bảo cũng chưa đạt.
Cách đọc xung này sẽ có thể ra trường hợp đặt con motor trên bàn, gõ cái bàn, motor không chạy nhưng xung cứ lên ào ào.
Con của bác CKD dùng tốc độ không cao, xài con ATXMega thì chắc đủ.
Thanks.
nếu muốn đọc encoder tốc độ cao ( cao cấp ) > mình ko cần tiết kiệm > có 2 pan em thấy khả thi
1. dùng riêng 1 con để đọc encoder rồi truyền nối tiếp
2. dùng ic logic/cpld/ chuyên dùng để counter
Mô hình này có nhiều giới hạn:
- Tốc độ thực thi các dòng lệnh bị giới hạn, do arduino muốn người dùng dễ đàng và tương thích với tất cả các phiên bản arduino nên tất cả các pinout đều được ánh xạ qua map. Khi thực thi thì phải mất thời gian suy từ Pin No sang Pin/Port. Cách khắc phục là truy xuất trực tiếp pin/port, nhưng với cách này thì người sử dụng phải nắm được core vxl của board. Ví dụ như arduino UNO R3 dùng trong ví dụ này là atmega328.
- Phần code đọc encoder như trên do không có so sánh trạng thái trước & sau, nên các xung nhiễu sẽ khiến cho encoder đọc sai. Vẫn sẽ đọc sai nếu encoder giao động (rung động) tại một trạng thái.
- Do giới hạn bỡi bố trí pin/port theo các shield nên khã năng tùy biến cũng giới hạn phần nào.
Ưu điểm của arduino & các shield là:
- Được chế tạo sẵn giúp người sử dụng tiếp cận dễ dàng. Có thể nhanh chóng làm các bài tập, lập trình ứng dụng đơn giản mà không cần phải biết rỏ về cấu trúc vi điều khiển. Cũng không cần biết nhiều về điện, điện tử. Có thể nói các dự án trên nền arduino phần lớn có dạng plug and play.
- Phần code như trên đã được test trong các điều kiện đơn giản, trong các ứng dụng không đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối. Rất phù hợp cho các ứng dụng như
--- núm vặn encoder, như nút cuộn trong mấy con chuột. Những loại này thường có khất nên việc rung động tại 1 vị trí là không có .
--- trong các dự án kiểu robot thăng bằng, xe tự hành v.v... đều có thể ứng dụng.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Em thấy nếu bỏ qua Arduino Uno R3 cụ thể là con ATmega328 thì sử dụng con nào khác có bộ Timer tích hợp chế độ quadrature encoder là thuận tiện, hiệu quả. Nhưng đây lại là chủ đề Arduino Uno R3 thì phải đọc bằng phần mềm thôi.
Lần sửa cuối bởi itanium7000, ngày 04-06-2015 lúc 11:29:41 PM.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM
Cái này tại chuối mũi vào mấy cái board arduino đời cũ nó mới vậy. Chơi arduino DUE thì cũng chạy trên nền SAM rồi ạ.
Vụ này thuần là tại vì ngoài mấy con AVR ra thì mình chẵng biết lập trình cho con nào nữa. Thấy mấy cái ứng dụng nhỏ nhỏ thì nó vẫn đáp ứng được.. nên ráng đu theo . Chứ về kinh tế thì.. mấy con ARM Cortex chạy nhanh như ngựa mà giá lại rất hạt giẻ
Mà mấy cụ iu của CKD cứ xúi CKD lên đời.. nhưng mà mở cái datasheet lên xem thấy quán gà rồi nên thôi.
DT: O7837277II - CKD's Youtube Channel - Facebook - Tổng hợp chủ đề
17 ds 3, Thạnh Mỹ Lợi, Q2, tp.HCM